50 năm sau khi Ấn Ðộ và Trung Quốc giao tranh trong một cuộc chiến ngắn, hai đại cường Á châu đã dẹp qua một bên mối kình địch kéo dài mấy chục năm và giao thương đang mở rộng. Nhưng cuộc tranh đua sách lược giữa hai bên còn lâu mới kết thúc, và nhiều người ở Ấn Ðộ vẫn coi Trung Quốc như một hiểm họa không thua gì một đối thủ khác của Ấn Ðộ là Pakistan.
Các giới chức ở New Delhi phần lớn đã làm lơ trước ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng với Trung Quốc vào năm 1962 trong vùng núi cao Hy Mã Lạp Sơn. Ðiều đó không có gì lạ bởi vì cách đây 5 thập niên, Trung Quốc đã khiến Ấn Ðộ phải gánh chịu một thất bại ê chề.
Nhưng bên lề một hội nghị, bộ trưởng quốc phòng Ấn Ðộ tuyên bố nước ông không còn giống như năm 1962 nữa và quân đội Ấn này có thể bảo vệ từng tấc đất của Ấn Ðộ.
Các chuyên gia phân tích chính trị nói nhận định vừa kể nêu bật sự kiện là vụ xung đột năm 1962 vẫn còn phủ một bóng mờ lên bang giao giữa hai lân quốc Á châu, mặc dầu quan hệ song phương đang được cải thiện.
Ông Alka Acharya là một giáo sư chuyên khảo cứu về Trung Quốc tại trường Ðại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi nói:
“Chắc chắn ảnh hưởng tâm lý vẫn còn rất rõ ràng, nhưng nó đã không gây trở ngại cho sự phát triển trong mối bang giao. Nhất là trong thập niên vừa qua, đã có cố gắng nếu không quên hẳn quá khứ thì ít nhất cũng dẹp qua một bên những chuyện đã qua và để cho mối bang giao phát triển.”
Hai nước đã đạt được những tiến bộ trong quan hệ chính trị. Và quan hệ kinh tế đang bùng phát – Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Ðộ, với kim ngạch mậu dịch song phương lên tới 75 tỷ đôla.
Tuy nhiên hai quốc gia đã không đạt được mấy tiến bộ trong việc giải quyết vụ tranh chấp về đường biên giới dài 4 ngàn kilomet bất chấp các cuộc thương nghị gay go. Và sự nghi kỵ lẫn nhau vẫn kéo dài, nhất là vào lúc hai cường quốc đang lớn mạnh nổi lên thành các đối thủ tranh giành nhiều ảnh hưỏng và tài nguyên hơn ở châu Á.
Tỷ như Trung Quốc đã có phản ứng mạnh trước một cố gắng mới đây của Ấn Ðộ muốn đi tìm dầu trong vùng biển Nam Trung Quốc. Và Ấn Ðộ cũng khó chịu trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng Ấn Ðộ Dương vào lúc Bắc Kinh xây các hải cảng và cơ sở hạ tầng ở các nước láng giềng như Sri Lanka và Bangladesh.
Trung Quốc lo ngại về sự hiện diện của Ðức Ðạt Lai Lạt ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Ấn Ðộ. Mặt khác, New Delhi cũng nghi ngờ về quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và đối thủ kia của Ấn Ðộ là Pakistan.
Ông Uday Bhaskar, một chuyên gia phân tích sách lược của Hội Nghiên cứu Chính sách tại New Delhi, nói rằng Trung Quốc vẫn là một thách thức “thường trực” đối với Ấn Ðộ.
“Có một điểm gợi ý về điều mà tôi có thể mô tả là một cảm giác đau đớn và nghi ngại về nhau. Và cũng có một cảm giác đã có từ lâu nay ở Ấn Ðộ là Trung Quốc không lấy làm thoải mái lắm về sự đi lên của Ấn Ðộ và tìm cách kiềm chế nó. Một cảm giác sâu đậm hơn là mối lo ngại của Ấn Ðộ về sự hợp tác sách lược của Trung Quốc với Pakistan, nhất là về vũ khí hạt nhân và phi đạn. Ðó là phương sách mà Trung Quốc tìm cách hoặc kiềm chế hoặc khích lệ một bên thứ ba như Pakistan để hành động theo một lối đi ngược lại với quyền lợi cấp thiết của Ấn Ðộ.”
Các chuyên gia cho rằng nguyên do khiến Ấn Ðộ chi tiêu nhiều vào các thiết bị quân sự trong những năm gần đây là vừa để chống lại Trung Quốc vừa để chống lại Pakistan. New Delhi cũng đang tăng cưòng hạ tầng cơ sở quân sự ở Arunachal Pradesh, bang miền đông mà Trung Quốc nhận chủ quyền và nơi diễn ra cuộc chiến tranh năm 1962. Ấn Ðộ đang xây một xa lộ mới để giúp quân đội đi lại dễ dàng hơn và bố trí 4 quân đoàn mới cho vùng biên giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói nên hòa bình đã thắng thế dọc theo biên giới có tranh chấp có phần chắc sẽ tiếp tục vào lúc cả hai quốc gia với dân số trên 1 tỷ ngưòi và các tham vọng đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế đều tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế.
Giáo sư Alka Acharya nói trong thập niên sắp tới đây các quan hệ kinh tế có phần chắc sẽ còn được củng cố thêm nữa.
“Ngày càng có thêm các cộng đồng lớn hơn, đặc biệt là các cộng đồng thưong mại ở Ấn Ðộ cũng đang coi Trung Quốc như một cơ hội và sự gia tăng về giao thương đang diễn ra ở mức trung bình và thấp rất đáng kể. Số thưong nhân đi lại, mua bán hàng hoá. Dấu ấn ngày càng tăng của Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế Ấn Ðộ về mặt các công ty Trung Quốc đi vào, về số lượng đầu tư của Trung Quốc.”
Các giới chức Ấn Ðộ cũng lạc quan rằng sẽ có đủ cơ hội cho cả hai nước tăng trưởng ở châu Á mà không va chạm lẫn nhau.
Các giới chức ở New Delhi phần lớn đã làm lơ trước ngày kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng với Trung Quốc vào năm 1962 trong vùng núi cao Hy Mã Lạp Sơn. Ðiều đó không có gì lạ bởi vì cách đây 5 thập niên, Trung Quốc đã khiến Ấn Ðộ phải gánh chịu một thất bại ê chề.
Nhưng bên lề một hội nghị, bộ trưởng quốc phòng Ấn Ðộ tuyên bố nước ông không còn giống như năm 1962 nữa và quân đội Ấn này có thể bảo vệ từng tấc đất của Ấn Ðộ.
Các chuyên gia phân tích chính trị nói nhận định vừa kể nêu bật sự kiện là vụ xung đột năm 1962 vẫn còn phủ một bóng mờ lên bang giao giữa hai lân quốc Á châu, mặc dầu quan hệ song phương đang được cải thiện.
Ông Alka Acharya là một giáo sư chuyên khảo cứu về Trung Quốc tại trường Ðại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi nói:
“Chắc chắn ảnh hưởng tâm lý vẫn còn rất rõ ràng, nhưng nó đã không gây trở ngại cho sự phát triển trong mối bang giao. Nhất là trong thập niên vừa qua, đã có cố gắng nếu không quên hẳn quá khứ thì ít nhất cũng dẹp qua một bên những chuyện đã qua và để cho mối bang giao phát triển.”
Hai nước đã đạt được những tiến bộ trong quan hệ chính trị. Và quan hệ kinh tế đang bùng phát – Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Ðộ, với kim ngạch mậu dịch song phương lên tới 75 tỷ đôla.
Tuy nhiên hai quốc gia đã không đạt được mấy tiến bộ trong việc giải quyết vụ tranh chấp về đường biên giới dài 4 ngàn kilomet bất chấp các cuộc thương nghị gay go. Và sự nghi kỵ lẫn nhau vẫn kéo dài, nhất là vào lúc hai cường quốc đang lớn mạnh nổi lên thành các đối thủ tranh giành nhiều ảnh hưỏng và tài nguyên hơn ở châu Á.
Tỷ như Trung Quốc đã có phản ứng mạnh trước một cố gắng mới đây của Ấn Ðộ muốn đi tìm dầu trong vùng biển Nam Trung Quốc. Và Ấn Ðộ cũng khó chịu trước sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng Ấn Ðộ Dương vào lúc Bắc Kinh xây các hải cảng và cơ sở hạ tầng ở các nước láng giềng như Sri Lanka và Bangladesh.
Trung Quốc lo ngại về sự hiện diện của Ðức Ðạt Lai Lạt ma và chính phủ lưu vong Tây Tạng ở Ấn Ðộ. Mặt khác, New Delhi cũng nghi ngờ về quan hệ thân thiện giữa Trung Quốc và đối thủ kia của Ấn Ðộ là Pakistan.
Ông Uday Bhaskar, một chuyên gia phân tích sách lược của Hội Nghiên cứu Chính sách tại New Delhi, nói rằng Trung Quốc vẫn là một thách thức “thường trực” đối với Ấn Ðộ.
“Có một điểm gợi ý về điều mà tôi có thể mô tả là một cảm giác đau đớn và nghi ngại về nhau. Và cũng có một cảm giác đã có từ lâu nay ở Ấn Ðộ là Trung Quốc không lấy làm thoải mái lắm về sự đi lên của Ấn Ðộ và tìm cách kiềm chế nó. Một cảm giác sâu đậm hơn là mối lo ngại của Ấn Ðộ về sự hợp tác sách lược của Trung Quốc với Pakistan, nhất là về vũ khí hạt nhân và phi đạn. Ðó là phương sách mà Trung Quốc tìm cách hoặc kiềm chế hoặc khích lệ một bên thứ ba như Pakistan để hành động theo một lối đi ngược lại với quyền lợi cấp thiết của Ấn Ðộ.”
Các chuyên gia cho rằng nguyên do khiến Ấn Ðộ chi tiêu nhiều vào các thiết bị quân sự trong những năm gần đây là vừa để chống lại Trung Quốc vừa để chống lại Pakistan. New Delhi cũng đang tăng cưòng hạ tầng cơ sở quân sự ở Arunachal Pradesh, bang miền đông mà Trung Quốc nhận chủ quyền và nơi diễn ra cuộc chiến tranh năm 1962. Ấn Ðộ đang xây một xa lộ mới để giúp quân đội đi lại dễ dàng hơn và bố trí 4 quân đoàn mới cho vùng biên giới.
Tuy nhiên, các chuyên gia nói nên hòa bình đã thắng thế dọc theo biên giới có tranh chấp có phần chắc sẽ tiếp tục vào lúc cả hai quốc gia với dân số trên 1 tỷ ngưòi và các tham vọng đóng một vai trò lớn hơn trên trường quốc tế đều tập trung vào việc tăng trưởng kinh tế.
Giáo sư Alka Acharya nói trong thập niên sắp tới đây các quan hệ kinh tế có phần chắc sẽ còn được củng cố thêm nữa.
“Ngày càng có thêm các cộng đồng lớn hơn, đặc biệt là các cộng đồng thưong mại ở Ấn Ðộ cũng đang coi Trung Quốc như một cơ hội và sự gia tăng về giao thương đang diễn ra ở mức trung bình và thấp rất đáng kể. Số thưong nhân đi lại, mua bán hàng hoá. Dấu ấn ngày càng tăng của Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế Ấn Ðộ về mặt các công ty Trung Quốc đi vào, về số lượng đầu tư của Trung Quốc.”
Các giới chức Ấn Ðộ cũng lạc quan rằng sẽ có đủ cơ hội cho cả hai nước tăng trưởng ở châu Á mà không va chạm lẫn nhau.