Đường dẫn truy cập

Bầu cử Singapore: Đảng đương quyền dự kiến tiếp tục giành thắng lợi


Những người ủng hộ Đảng Nhân dân Hành động (PAP), cổ vũ các nhà lãnh đạo của họ ở trung tâm đề cử, ngày 1/9/2015.
Những người ủng hộ Đảng Nhân dân Hành động (PAP), cổ vũ các nhà lãnh đạo của họ ở trung tâm đề cử, ngày 1/9/2015.

Cử tri Singapore chuẩn bị đi bầu quốc hội vào thứ 6 tuần này, trong lúc nhiều người dự kiến Đảng Nhân dân Hành động đương quyền sẽ giành được thắng lợi như họ đã làm trong suốt hơn 50 năm qua. Theo tường thuật của thông tín viên Ron Corben của đài VOA tại văn phòng Đông Nam Á ở Bangkok, tất cả 89 ghế đại biểu đang được tranh giành lần đầu tiên kể từ khi khi Singapore độc lập vào năm 1965, làm cho cuộc đầu phiếu lần này trở thành một cuộc trắc nghiệm về sự ủng hộ đối với đảng đương quyền.

Trong lúc cử tri chuẩn bị đi bầu vào ngày thứ 6, Đảng Lao động, thuộc phe đối lập, hy vọng rằng sự bất mãn của công chúng sẽ làm gia tăng số ghế đại biểu của họ từ mức 7 ghế hiện nay.

Trong cuộc vận động bầu cử, lãnh tụ Đảng Lao động Low Thai Khiang đã nói tới việc đảng đương quyền không giải quyết vấn đề bất bình đẳng xã hội. Ông kêu gọi dân chúng dồn phiếu cho đảng ông để tăng cường sức mạnh của phe đối lập tại quốc hội.

Ông Low nói: "Đảng Lao động tin rằng điều quan trọng cho sự khởi đầu sắp tới của Singapore là một nước Singapore có sự đại diện cân bằng. Chúng tôi tin tưởng vào việc tăng thêm sức mạnh cho công dân Singapore để họ nắm giữ một vai trò trong việc đạt được những mục tiêu hạnh phúc, thịnh vượng và tiến bộ cho đất nước chúng ta".

Đảng Nhân dân Hành động (PAP) đã thắng tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore độc lập vào năm 1965. Từ năm 1968 đến năm 1984 phe đối lập không có ghế đại biểu nào tại quốc hội.

Nhưng trong cuộc bầu cử năm 2011, đảng đương quyền đã bị rúng động khi tỉ lệ phiếu phổ thông mà họ chiếm được bị giảm xuống còn 60%, mức thấp nhất kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1959.

Các nhà lãnh đạo PAP cho rằng việc đánh mất thế đa số tuyệt đối sẽ phương hại tới khả năng của họ để thực hiện các chính sách.

Hiện chưa rõ thông điệp này có nhận được sự tán thành của cử tri hay không, trong đó có những người cảm thấy lo ngại về sự tiếp cận các dịch vụ công cộng, chính sách di trú và tình hình kinh tế.

Ông Daniel Martin, kinh tế gia cấp cao của tổ chức nghiên cứu Capital Economics, tin rằng đảng đương quyền đã tìm cách giải quyết những mối quan tâm của cử tri.

Ông Martin cho biết: "Những gì xảy ra trong khoảng 5 năm qua là cử tri ngày càng phê phán chính phủ nhiều hơn và trong các cuộc bầu cử tỉ lệ chiếm phiếm của chính phủ đã giảm đi. Đã có một phản ứng từ phía chính phủ, nhất là đối với những sự than phiền có tính chất công bằng về vấn đề di dân".

Ông Bill Cae, giáo sư chính trị học của Đại học Thành thị Hồng Kông, cho rằng bất chấp lời hô hào cho một sự đại diện lớn hơn của các đảng đối lập, kết quả chung cuộc sẽ là Đảng Nhân dân Hành động tiếp tục nắm quyền. Nhưng trong một nước mà việc đi bầu là một việc bắt buộc, cuộc bầu cử trở thành một công cụ đo lường quan trọng để biết sự đánh giá của công chúng về đảng PAP.

"Chắc chắn là PAP sẽ thắng và sẽ thắng một cách áp đảo và họ sẽ tiếp tục chế ngự quốc hội. Những cuộc bầu cử này là một sự đo lường về sự hài lòng hoặc không hài lòng của người dân. Theo tôi, đó chính là lý do vì sao những cuộc bầu cử này là quan trọng, và đó cũng chính là lý do vì sao PAP muốn thắng áp đảo trong cuộc bầu cử lần này với mức độ lớn hơn so với cuộc bầu cử lần trước. Một câu hỏi lớn là họ có đạt mục tiêu đó hay không", ông Case cho biết.

Có 10 đảng tranh cử trong cuộc bầu cử thứ 6 và lần đầu tiên trong lịch sử Singapore toàn bộ 89 ghế đại biểu đều có các ứng viên tranh đua nhau.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG