Hằng chục ngàn người biểu tình tụ tập tại Barcelona và nhiều thành phố khác ở Tây Ban Nha đánh dấu năm thứ nhất của phong trào phản đối 'căm phẫn'.
Một người biểu tình tên Miguel Angel nói rằng thành tựu lớn nhất của phong trào này là tiếp tục trình bầy cho công chúng thấy rõ các vấn đề.
Anh Miguel cho biết khi tranh đấu trong một cuộc kháng chiến ôn hòa thì cuộc đấu tranh mất rất nhiều thời gian và không thể trông đợi sẽ đạt được tất cả mục tiêu trong một năm. Theo ý anh thì thành tựu và mục tiêu lớn nhất vẫn là tiếp tục xuống đường, tiếp tục động viên, tiếp tục duy trì sự tham gia của mọi thành phần, và để tất cả mọi người đều có thể là đóng một vai trò trong phong trào này.
Tây Ban Nha đã lâm vào tình trạng kinh tế khó khăn và khơi ra những mối lo ngại rằng đất nước này có thể cần đấn một gói cứu trợ của quốc tế, giống như Hy Lạp và Ireland. Nhưng nhiều công dân Tây Ban Nha nói rằng các biện pháp kiệm ước gắt gao đã không giúp cải thiện nền kinh tế, trong khi tình trạng thất nghiệp vẫn ở mức cao kỷ lục và nền y tế và giáo dục cũng chịu ảnh hưởng.
Một người biểu tình khác là anh Angelo cho biết cần phải đề cao cảnh giác trong việc bác bỏ các biện pháp cắt giảm của chính phủ.
Anh Angelo nói rằng đây chỉ là một trong hằng trăm cuộc biểu tình mà người dân sẽ thực hiện để chính phủ đừng tiêu hủy hoại tình trạng phúc lợi. Anh cho rằng cuộc tranh đấu còn dài và chớ nên thất vọng.
Những người biểu tình chống chính phủ cũng xuống đường tại thủ đô Budapest của Hungary. Các ủng hộ viên của đảng cực hữu Jobbik đã tuần hành để phản đối các chính sách kinh tế của chính phủ trong đó có việc tăng thuế và nhiều biện pháp kiệm ước khác.
Một số các nhà hoạt động đã mang theo các khẩu hiệu chống Liên hiệp châu Âu, nói rằng từ khi gia nhập khối này chính phủ Hungary đã bán đất nước cho các tập đoàn đa quốc và các ngân hàng nước ngoài.
Những cuộc biểu tình phản đối các biện pháp kiệm ước diễn ra trên khắp châu Âu trong ngày thứ Bảy tuần qua với những đám đông chiếm đường phố ở Tây Ban Nha và Hungary.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1