Tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN hôm nay, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Kimihiro Ishikane tuyên bố nước ông đang cung cấp viện trợ phát triển chính thức cho Miến Điện cho các mục tiêu nhân đạo cơ bản, sau khi lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi được phóng thích. Và ông nói rằng Nhật Bản hy vọng rằng các cải cách chính trị sâu xa hơn sẽ đem lại đầu tư và viện trợ nhiều hơn.
Ông Ishikane: “Chúng ta không ở giai đoạn tiếp tục công cuộc hợp tác đầy đủ với Myanmar. Do đó chúng ta đang thận trọng quan sát và theo dõi diễn biến tích cực đang xảy ra ở Myanmar, nhưng dứt khoát chúng ta sẵn sàng hỗ trợ cho con đường mà chính phủ Myanmar đang theo bằng nhiều cách.”
Những lời khích lệ của Thứ trưởng Nhật Bản dành cho Miến Điện được đưa ra sau việc các ngoại trưởng Đông Nam châu Á dành sự ủng hộ cho việc Miến Điện tiếp nhận chức chủ tịch tổ chức ASEAN với 10 thành viên vào năm 2014.
Ông Ishikane để đem lại lợi ích kinh tế của Miến Điện, cho khu vực và cho thế giới, Miến Điện phải phóng thích tất cả các tù nhân chính trị và cho phép các đảng đối lập tham gia đầy đủ vào hệ thống chính trị.
Tổng thống Indonesia ông Susilo Bambang Yudhoyono tuyên bố toàn bộ khu vực đông nam châu Á đang trải qua tình trạng tăng trưởng kinh tế vững mạnh và đang thu hút các cơ hội mậu dịch và đầu tư từ phía Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước châu Aâu.
Ông Yudhoyono: “Sự phát triển kinh tế của chúng ta vững chắc và tập hợp lớn của tình trạng rối loạn tài chính toàn cầu sẽ tiếp tục chứng tỏ sự dẻo dai mà chúng ta tin rằng có thể đạt được mức tăng trưởng từ 5,7 đến 6,4 phần trăm trong năm nay. Được bổ sung bằng một thị trường vĩ đại, một hối suất ổn định, và tình hình hòa bình trong khu vực, ASEAN tiếp tục là một nơi hấp dẫn để kinh doanh và đầu tư.”
Ông Ishikane nói một trong những điểm yếu của ASEAN là tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng. Trong trường hợp Miến Điện, ông nói tình trạng nghèo khó và cô lập kinh tế ngăn cản khu vực sông Mekong mở một con đường thương mại trực tiếp sang Ấn Độ.
Ông Ishikane nói tiếp: “Có rất nhiều tuyến đường và hải cảng nhưng chúng thực sự không hữu dụng cho việc chuyên chở các mặt hàng chế tạo ở những nơi khác của vùng Mekong. Nếu có thể điền khuyết vào chỗ trống này, thì sẽ nối liền khu vực ASEAN và nhất là vùng Mekong với Ấn Độ và như thế sẽ đem lại một lối đi tránh qua eo biển Malacca và đi thẳng tới Ấn Độ Dương.”
Ông Ishikane nói Nhật Bản cung cấp cho ASEAN gần 20 tỷ đôla trong ngân khoản cho vay để phát triển các dự án hạ tầng cơ sở và muốn dành thêm một số trong ngân khoản đó cho Miến Điện nếu như nước này xúc tiến các cải cách dân chủ bền vững và đáng kể.
Miến Điện đã phóng thích một số tù nhân chính trị, nới lỏng việc kiểm soát truyền thông, và thúc đẩy một số cải cách chính trị ủng hộ dân chủ trong năm vừa qua. Nhưng các quốc gia tây phương đã kêu gọi chính phủ Miến Điện tiến hành các bước cụ thể hơn hướng tới cải cách chính trị.
Nhật Bản: Miến Điện là then chốt cho sự phát triển vùng sông Mekong
Tiến bộ dân chủ ở Miến Điện đang mở ra các khả năng mới cho đầu tư và viện trợ có thể đem lại lợi ích cho khu vực và nền kinh tế toàn cầu. Từ hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Bali, thông tín viên VOA Brian Padden gửi về bài tường thuật sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1