Đường dẫn truy cập

Bất đồng về Myanmar khiến ASEAN phải hoãn họp ngoại trưởng


Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở thủ đô Naypyitaw hôm 7/1 năm
Ngoại trưởng Myanmar Wunna Maung Lwin chào đón Thủ tướng Campuchia Hun Sen ở thủ đô Naypyitaw hôm 7/1 năm

Những khác biệt chưa được giải quyết về việc can dự với chính quyền quân sự Myanmar đang gây bất hòa giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ cho biết trong lúc một cuộc họp của các bộ trưởng dự kiến diễn ra trong tuần này đã bị lùi lại.

Mâu thuẫn này xảy ra sau vài tháng náo loạn cuối năm 2021 khi ASEAN có bước đi chưa từng có là gạt người đứng đầu tập đoàn quân sự Myanmar Min Aung Hlaing ra khỏi hội nghị thượng đỉnh sau đảo chính và dùng vũ lực trấn áp người biểu tình.

Vấn đề gai góc về liệu Myanmar có được cho tham dự các sự kiện của ASEAN hay không vẫn chưa được giải quyết, quan chức Bộ Ngoại giao Indonesia Abdul Kadir Jailani nói.

“Cần phải thừa nhận muốn thống nhất các quan điểm vẫn cần có thêm thời gian,” ông Jailani, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á, Thái Bình Dương và châu Phi, nói trước báo giới.

Tuy nhiên, việc Campuchia hoãn phiên họp trong tuần này để mở đầu nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của họ là điều dễ hiểu, ông nói thêm, vì biến thể Omicron vẫn là mối đe dọa.

Campuchia đã dẫn ra những khó khăn về đi lại khiến một số ngoại trưởng không thể đến là lý do họ hoãn cuộc họp vào tuần trước.

Campuchia nói họ muốn can dự với chính quyền quân sự Myanmar và đã mời Bộ trưởng Ngoại giao của họ, đại tá về hưu Wunna Maung Lwin, đến cuộc họp ASEAN, hai nguồn tin ngoại giao nói với Reuters.

Trong những ngày gần đây, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã phản đối ý tưởng mời đại diện chính quyền quân sự Myanmar, vì họ không có tiến triển nào về ‘sự đồng thuận’ 5 điểm của ASEAN về giải quyết cuộc khủng hoảng Myanmar.

Hôm 15/1, ông Lý Hiển Long nói với Chủ tịch ASEAN đồng thời là người đồng cấp Campuchia Hun Sen rằng bất kỳ thay đổi nào trong chính sách Myanmar của họ ‘phải dựa trên những thực tế mới’.

Bất đồng này cho thấy một năm đầy thách thức ở phía trước đối với ASEAN, đe dọa phơi bày những chia rẽ nội bộ và gây nguy hiểm cho uy tín của hiệp hội khi bản kế hoạch hòa bình cho Myanmar được quốc tế hậu thuẫn của họ bị lung lay.

Quyết định này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Hun Sen tới Myanmar để gặp ông Min Aung Hlaing, làm dấy lên lo ngại trong và ngoài ASEAN rằng chuyến thăm này có thể đem đến cho tập đoàn quân sự Myanmar tính chính danh.

Ông Min Aung Hlaing, người bị gạt ra khỏi cuộc họp các lãnh đạo ASEAN, sau đó đã cảm ơn ông Hun Sen vì đã ‘sát cánh cùng Myanmar’.

Lời mời mà Campuchia đưa ra đối với nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền quân sự, Wunna Maung Lwin, là vấn đề gây tranh cãi, một nguồn tin ngoại giao nắm rõ vấn đề cho biết, và nói thêm rằng một số thành viên ASEAN phản đối những diễn biến gần đây.

“Vấn đề chính là bất đồng về lời mời ông Wunna của Campuchia,” nguồn tin nói với các đối tác khu vực.

“Indonesia và Malaysia không hài lòng với kết quả chuyến thăm của ông Hun Sen, nhất là liên quan đến sự đồng thuận 5 điểm của ASEAN về Myanmar và lộ trình 5 điểm của chính quyền quân sự”.

Lộ trình này, mà các tướng lĩnh đã đề cao kể từ cuộc đảo chính, khác đáng kể so với thỏa thuận ASEAN.

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin nhấn mạnh sự đồng thuận của ASEAN ‘không phải gắn với bất kỳ lộ trình nào’. Ông cũng ca ngợi ông Hun Sen đã được tiến bộ trong chuyến công du Myanmar.

Một nguồn tin ngoại giao khác nó là họ hiểu rằng rủi ro về biến chủng Omicron và bất đồng về Myanmar, cụ thể là lời mời ông Wunna Maung Lwin, là nguyên nhân khiến cuộc họp bị hoãn.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG