Hôm 8/11, các chính phủ sẽ thúc đẩy thỏa thuận về cách giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất đối phó với sự nóng lên toàn cầu và bồi thường thiệt hại đã xảy ra, theo Reuters.
Vào đầu tuần thứ nhì và là tuần cuối cùng của cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ ở Glasgow, Anh, các bộ trưởng đã cố gắng thực hiện những lời hứa sẽ đền bù cho những mất mát và thiệt hại, và giải quyết cách giúp các quốc gia thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Simon Kofe, Bộ trưởng Ngoại giao Tuvalu, sẽ đưa ra một minh chứng đồ họa về mức độ ảnh hưởng của mực nước biển dâng lên đảo quốc nhỏ bé của ông với một bài phát biểu được ghi âm trước hội nghị trong trang phục vest và thắt cà vạt khi ông đứng ở nơi bị ngập sâu đến đầu gối trong nước biển.
Ông Kofe, đứng ngay bục phát biểu ở trên bờ Thái Bình Dương, cho biết: “Tuyên bố này gắn liền bối cảnh COP26 với các tình huống thực tế phải đối mặt ở Tuvalu do tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng”. Bài phát biểu này sẽ được phát tới hội nghị Glasgow vào 9/11.
Anh, quốc gia đăng cai cuộc họp COP26, hôm 8/11 nỗ lực công bố khoản tài trợ mới trị giá 290 triệu bảng Anh (391 triệu USD), bao gồm hỗ trợ cho các quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương để đối phó với tác động của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
Anh nói rằng số tiền này là ngoài “hàng tỷ đô la tài trợ quốc tế bổ sung” đã được cam kết bởi các quốc gia giàu có như Đan Mạch, Nhật Bản và Hoa Kỳ để thích ứng và phục hồi ở các quốc gia dễ bị tổn thương, nhiều quốc gia đã trải qua những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Bà Anne-Marie Trevelyan, người được chính phủ Anh bổ nhiệm để đảm trách công tác thích ứng và khả năng phục hồi, cho biết: “Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để ngăn chặn biến đổi khí hậu đang đẩy nhiều người vào cảnh đói nghèo. Chúng tôi biết rằng các tác động khí hậu ảnh hưởng vượt mức đến những người vốn đã dễ bị tổn thương nhất.”
Bộ trưởng Môi trường Ghana Kwaku Afriyie cho biết các cuộc đàm phán không phản ánh mức độ kỳ vọng của các nước phát triển.