LONDON —
Có một phản ứng thầm lặng từ phiá các đồng minh của Hoa Kỳ đối với kế hoạch của Tổng thống Obama nhằm hạn chế các hoạt động giám sát của Cơ quan An ninh Quốc Gia. Các tài liệu bị tiết lộ bởi nhân viên phân tích tình báo Edward Snowden, đang bỏ trốn, gợi ý rằng cơ quan này đã thâu thập hằng triệu dữ liệu điện tử của nhân dân Mỹ và các thường dân nước ngoài cũng như đã theo dõi các cuộc điện đàm của các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Những hồ sơ bị rò rỉ đã tiết lộ là Cơ quan An ninh Quốc Gia của Mỹ thâu thập dữ liệu về các cuộc điện đàm, e-mail, cùng các tin nhắn SMS của hằng triệu người trên khắp thế giới.
Tổng thống Obama tìm cách dập tắt sự tức giận nơi các đồng minh của Hoa Kỳ bằng cách mở rộng một số bảo vệ về quyền riêng tư mà các công dân Hoa Kỳ được hưởng.
Nhưng theo Giáo sư Chris Brown thuộc Trường Quan hệ Quốc Tế Kinh tế London những thay đổi này có phần chắc không thay đổi được ý kiến trên thế giới. Ông nói:
“Những người tương đối thoải mái về vấn đề này sẽ phần nào tin tưởng về những lời lẽ đó. Nhưng nhân dân, những người không thoải mái sẽ không tin tưởng.”
Theo các hồ sơ tiết lộ hồi năm ngoái, Hoa Kỳ đã theo dõi các cuộc điện đàm qua điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel - gây phản ứng phẫn nộ từ phía Berlin.
Trong bài diễn văn hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama hứa siết chặt thủ tục đối với những quyết định theo dõi các nhà lãnh đạo quốc tế. Giáo sư Chris Brown nói tiếp:
“Ông Obama đã xin lỗi về chuyện đó, ông nói rằng chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Ông đã trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Đức để tìm cách trấn an. Nhưng tôi không nghĩ là ông đã làm được việc đó.”
Nhà lập pháp thuộc Đảng Xanh của Đức Hans-Christian Stroebele, người thuộc Ủy ban Tình báo Quốc hội vẫn không thỏa mãn với những cải cách và muốn Châu Âu đòi hỏi thêm các câu trả lời từ phía Washington.
Ông Stroebele nói rằng cuộc tranh luận này Hạ viện Đức và các nghị viện ở các quốc gia Châu Âu khác cơ hội để nói công khai về vấn đề theo dõi với các đồng nghiệp tại Hạ Viện Hoa Kỳ và để hỏi tất cả những thứ đó có ý nghĩa gì với Đức và các biện pháp giờ đây phải thực hiện ra sao.
Theo dõi các nhà lãnh đạo nước ngoài không phải chỉ là một vấn đề luật pháp mà còn là vấn đề ngoại giao, giáo sư Stephen Vladeck thuộc Đại học Luật của Mỹ nói:
"Cách tốt nhất cho Tổng thống Hoa Kỳ là cùng lúc duy trì khả năng của chúng ta để biết những gì mà các bè bạn và kẻ thù của chúng ta làm ở nước ngoài, trong khi không gây ra các cuộc thảo luận không thoải mái này với Đức, với Pháp, với Trung Quốc, về mức độ mà chúng ta đang chỉ trích chính phủ của họ làm công việc thâu thập thông tin tình báo, mà dường như giờ đây chúng ta đang làm cho họ.”
Giáo sư Brown nói rằng nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu muốn hướng khỏi chuyện tiết lộ thông tin tình báo với khối lượng lớn, nhận chìm cơ quan tình báo của chính họ. Ông nói:
“Nếu đó là một quốc gia lớn của Châu Âu thì họ biết rằng chính họ cũng có những cơ quan làm công việc này. Vấn đề khó khăn ở đây là dư luận công chúng nước họ, rất tức giận về chuyện này và nếu bạn là một nhà lãnh đạo dân chủ thì bạn phải lắng nghe.”
Các nhà phân tích nói rằng chừng nào mà nhân viên phân tích tình báo đang đào tẩu Edward Snowden còn tiếp tục tiết lộ các thông tin về hoạt động của Cơ quan An ninh Quốc Gia thì sự tức giận trên thế giới về mức độ giám sát của Hoa Kỳ có phần chắc vẫn còn cao.
Những hồ sơ bị rò rỉ đã tiết lộ là Cơ quan An ninh Quốc Gia của Mỹ thâu thập dữ liệu về các cuộc điện đàm, e-mail, cùng các tin nhắn SMS của hằng triệu người trên khắp thế giới.
Tổng thống Obama tìm cách dập tắt sự tức giận nơi các đồng minh của Hoa Kỳ bằng cách mở rộng một số bảo vệ về quyền riêng tư mà các công dân Hoa Kỳ được hưởng.
Nhưng theo Giáo sư Chris Brown thuộc Trường Quan hệ Quốc Tế Kinh tế London những thay đổi này có phần chắc không thay đổi được ý kiến trên thế giới. Ông nói:
“Những người tương đối thoải mái về vấn đề này sẽ phần nào tin tưởng về những lời lẽ đó. Nhưng nhân dân, những người không thoải mái sẽ không tin tưởng.”
Theo các hồ sơ tiết lộ hồi năm ngoái, Hoa Kỳ đã theo dõi các cuộc điện đàm qua điện thoại di động của Thủ tướng Đức Angela Merkel - gây phản ứng phẫn nộ từ phía Berlin.
Trong bài diễn văn hôm thứ Sáu, Tổng thống Obama hứa siết chặt thủ tục đối với những quyết định theo dõi các nhà lãnh đạo quốc tế. Giáo sư Chris Brown nói tiếp:
“Ông Obama đã xin lỗi về chuyện đó, ông nói rằng chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Ông đã trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Đức để tìm cách trấn an. Nhưng tôi không nghĩ là ông đã làm được việc đó.”
Nhà lập pháp thuộc Đảng Xanh của Đức Hans-Christian Stroebele, người thuộc Ủy ban Tình báo Quốc hội vẫn không thỏa mãn với những cải cách và muốn Châu Âu đòi hỏi thêm các câu trả lời từ phía Washington.
Ông Stroebele nói rằng cuộc tranh luận này Hạ viện Đức và các nghị viện ở các quốc gia Châu Âu khác cơ hội để nói công khai về vấn đề theo dõi với các đồng nghiệp tại Hạ Viện Hoa Kỳ và để hỏi tất cả những thứ đó có ý nghĩa gì với Đức và các biện pháp giờ đây phải thực hiện ra sao.
Theo dõi các nhà lãnh đạo nước ngoài không phải chỉ là một vấn đề luật pháp mà còn là vấn đề ngoại giao, giáo sư Stephen Vladeck thuộc Đại học Luật của Mỹ nói:
"Cách tốt nhất cho Tổng thống Hoa Kỳ là cùng lúc duy trì khả năng của chúng ta để biết những gì mà các bè bạn và kẻ thù của chúng ta làm ở nước ngoài, trong khi không gây ra các cuộc thảo luận không thoải mái này với Đức, với Pháp, với Trung Quốc, về mức độ mà chúng ta đang chỉ trích chính phủ của họ làm công việc thâu thập thông tin tình báo, mà dường như giờ đây chúng ta đang làm cho họ.”
Giáo sư Brown nói rằng nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu muốn hướng khỏi chuyện tiết lộ thông tin tình báo với khối lượng lớn, nhận chìm cơ quan tình báo của chính họ. Ông nói:
“Nếu đó là một quốc gia lớn của Châu Âu thì họ biết rằng chính họ cũng có những cơ quan làm công việc này. Vấn đề khó khăn ở đây là dư luận công chúng nước họ, rất tức giận về chuyện này và nếu bạn là một nhà lãnh đạo dân chủ thì bạn phải lắng nghe.”
Các nhà phân tích nói rằng chừng nào mà nhân viên phân tích tình báo đang đào tẩu Edward Snowden còn tiếp tục tiết lộ các thông tin về hoạt động của Cơ quan An ninh Quốc Gia thì sự tức giận trên thế giới về mức độ giám sát của Hoa Kỳ có phần chắc vẫn còn cao.