HONG KONG —
Cuộc tranh luận liên quan tới cải cách bầu cử tại Hong Kong sẽ đào một hố ngăn cách giữa Bắc Kinh và thành phố cảng sinh động này, nơi những người hoạt động dân chủ đang chuẩn bị thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý không chính thức vào cuối tuần này. Những người hoạt động nói rằng họ đang tìm cách thuyết phục chính quyền thành phố soạn thảo một dự luật bầu cử dân chủ cho các cuộc bầu cử vào những năm 2017 và 2020, và đã cam kết chiếm đóng trung tâm thành phố này nếu các yêu cầu của họ không được lắng nghe.
Occupy Central, tổ chức hậu thuẫn cho cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tuần này, đã động viên những người ủng hộ ở khắp Hong Kong bằng cách tổ chức một loạt các cuộc đi bộ trong tất cả các quận của thành phố này. Họ nói rằng cuộc trưng cầu dân ý này là một cách cho dân chúng tại Hong Kong bày tỏ nguyện vọng của họ liên quan tới các cuộc bầu cử, mà Bắc Kinh đã hứa với Hong Kong vào những năm 2017 và 2020.
Từ nhiều tháng nay, đề tài này đã bao trùm sự chú ý của các chính trị gia Hong Kong cũng như là ý kiến công chúng, chia rẽ về vai trò mà Bắc Kinh nên đóng trong việc chọn các ứng cử viên vào chức vụ cao nhất.
Bắc Kinh nói rằng một ủy ban nhỏ sẽ chọn những người có thể ra tranh cử, hành động mà một số người tại Hong Kong coi như sự can thiệp chính trị.
Hồi đầu tuần này, các trang web của tổ chức Occupy Central và của một tổ chức truyền thông đứng về phía phong trào này bị các cuộc tấn công trên mạng nặng nề.
Nguồn gốc của vụ xâm nhập này không được xác nhận, nhưng người ủng hộ tổ chức Occupy Central, Tracy Choi, gán vụ đó cho giới hữu trách Hoa lục.
Bà Choi nói: “Vụ 'hacking' này - toàn bộ mục đích của nó là bảo đảm rằng mọi người không ra mặt, mọi người sợ hãi. Nhưng thật ra tôi nghĩ rằng kết quả sẽ trái ngược, bởi vì mọi người nghĩ rằng đây là lần cuối cùng, lần cuối cùng ta cần phải ra mặt và để nói một điều gì, để quyết định tương lai của chúng ta.”
Trong một bạch thư về vấn đề Hong Kong tuần này, Trung Quốc tuyên bố rằng mọi quyền tự trị mà Hong Kong được hưởng tùy thuộc vào sự cho phép của Bắc Kinh.
Ngôn từ này làm nhiều người hoạt động dân chủ nổi nóng. Họ nói rằng Bắc Kinh có ý định hạn chế những quyền tự do đã được thiết lập vững vàng, được bảo đảm bởi hiến chương, hay Luật Cơ bản của thành phố.
Ông James Hon là một giáo chức hồi hưu và cũng là phát ngôn nhân của Liên đoàn Bảo vệ Tự do của Hong Kong. Ông nói: “Bạch thư không phải là một văn kiện chính thức có thể vượt lên trên Luật Cơ bản, tức là tiểu hiến pháp của Hong Kong. Chúng ta vẫn tin rằng các điều khoản của luật cơ bản đã cho chúng ta hưởng tất cả các quyền tự do.”
Vào thời gian của hiệp định Trung - Anh, khi hai quốc gia quyết định Hong Kong sẽ trở lại thành một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh đã hứa cho thành phố này hưởng một mức độ tự trị cao trong 50 năm về tất cả mọi vấn đề ngoại trừ về chính sách quốc phòng và ngoại giao.
Ông Đằng Bưu là một luật sư nhân quyền và cũng là học giả thỉnh giảng tại Trường đại học Trung Quốc của Hong Kong. Ông cho biết: “Một trong những ý kiến lúc đó là Trung Quốc sẽ trở nên cởi mở hơn, như vậy sau 50 năm sẽ không còn khác biệt nhiều trong lĩnh vực kinh tế và xã hội ở Hoa lục và ở Hong Kong. Nhưng thật ra, như chúng ta thấy bây giờ, đó là một ý kiến rất lạc quan.”
Những va chạm liên quan tới cải tổ bầu cử sắp nóng bỏng trở lại vào tháng Bảy, khi tổ chức Occupy Central nói rằng họ sẽ chiếm trung tâm thành phố Hong Kong nếu chính quyền chọn một hệ thống bầu cử không dân chủ.
Occupy Central, tổ chức hậu thuẫn cho cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tuần này, đã động viên những người ủng hộ ở khắp Hong Kong bằng cách tổ chức một loạt các cuộc đi bộ trong tất cả các quận của thành phố này. Họ nói rằng cuộc trưng cầu dân ý này là một cách cho dân chúng tại Hong Kong bày tỏ nguyện vọng của họ liên quan tới các cuộc bầu cử, mà Bắc Kinh đã hứa với Hong Kong vào những năm 2017 và 2020.
Từ nhiều tháng nay, đề tài này đã bao trùm sự chú ý của các chính trị gia Hong Kong cũng như là ý kiến công chúng, chia rẽ về vai trò mà Bắc Kinh nên đóng trong việc chọn các ứng cử viên vào chức vụ cao nhất.
Bắc Kinh nói rằng một ủy ban nhỏ sẽ chọn những người có thể ra tranh cử, hành động mà một số người tại Hong Kong coi như sự can thiệp chính trị.
Hồi đầu tuần này, các trang web của tổ chức Occupy Central và của một tổ chức truyền thông đứng về phía phong trào này bị các cuộc tấn công trên mạng nặng nề.
Nguồn gốc của vụ xâm nhập này không được xác nhận, nhưng người ủng hộ tổ chức Occupy Central, Tracy Choi, gán vụ đó cho giới hữu trách Hoa lục.
Bà Choi nói: “Vụ 'hacking' này - toàn bộ mục đích của nó là bảo đảm rằng mọi người không ra mặt, mọi người sợ hãi. Nhưng thật ra tôi nghĩ rằng kết quả sẽ trái ngược, bởi vì mọi người nghĩ rằng đây là lần cuối cùng, lần cuối cùng ta cần phải ra mặt và để nói một điều gì, để quyết định tương lai của chúng ta.”
Trong một bạch thư về vấn đề Hong Kong tuần này, Trung Quốc tuyên bố rằng mọi quyền tự trị mà Hong Kong được hưởng tùy thuộc vào sự cho phép của Bắc Kinh.
Ngôn từ này làm nhiều người hoạt động dân chủ nổi nóng. Họ nói rằng Bắc Kinh có ý định hạn chế những quyền tự do đã được thiết lập vững vàng, được bảo đảm bởi hiến chương, hay Luật Cơ bản của thành phố.
Ông James Hon là một giáo chức hồi hưu và cũng là phát ngôn nhân của Liên đoàn Bảo vệ Tự do của Hong Kong. Ông nói: “Bạch thư không phải là một văn kiện chính thức có thể vượt lên trên Luật Cơ bản, tức là tiểu hiến pháp của Hong Kong. Chúng ta vẫn tin rằng các điều khoản của luật cơ bản đã cho chúng ta hưởng tất cả các quyền tự do.”
Vào thời gian của hiệp định Trung - Anh, khi hai quốc gia quyết định Hong Kong sẽ trở lại thành một phần của Trung Quốc, Bắc Kinh đã hứa cho thành phố này hưởng một mức độ tự trị cao trong 50 năm về tất cả mọi vấn đề ngoại trừ về chính sách quốc phòng và ngoại giao.
Ông Đằng Bưu là một luật sư nhân quyền và cũng là học giả thỉnh giảng tại Trường đại học Trung Quốc của Hong Kong. Ông cho biết: “Một trong những ý kiến lúc đó là Trung Quốc sẽ trở nên cởi mở hơn, như vậy sau 50 năm sẽ không còn khác biệt nhiều trong lĩnh vực kinh tế và xã hội ở Hoa lục và ở Hong Kong. Nhưng thật ra, như chúng ta thấy bây giờ, đó là một ý kiến rất lạc quan.”
Những va chạm liên quan tới cải tổ bầu cử sắp nóng bỏng trở lại vào tháng Bảy, khi tổ chức Occupy Central nói rằng họ sẽ chiếm trung tâm thành phố Hong Kong nếu chính quyền chọn một hệ thống bầu cử không dân chủ.