GENEVA —
Hội nghị tại Geneva với sự tham dự của hơn 100 nước sẽ duyệt xét lại tiến trình chấm dứt sản xuất, tiêu hủy kho vũ khí và dọn dẹp mìn sau chiến tranh.
Các nhà vận động cho một thế giới không có mìn bẫy ghi nhận là 15 năm sau khi Hiệp ước cấm Mìn bẫy được mở rộng năm 1997 tại Ottawa, có 160 quốc gia, hơn 80% số nước trên thế giới, đã gia nhập hiệp ước.
Những người này nói đang tiến gần đến một thế giới không có mìn bẫy, và đang thúc đẩy các chính phủ cam kết xóa bỏ mìn chống người trong vòng vài năm, chứ không phải vài thập niên. Những nhà vận động cũng nói đây là lúc hoàn tất công việc để đảm bảo là mìn không giết hại hay gây tàn phế con người nữa.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quốc tế Peter Maurer phản ánh những tình cảm này. Ông nói cần có sự tái cam kết của những quốc gia sử dụng mìn để nới rộng phạm vi của hiệp ước và thi hành những nghĩa vụ xuyên qua những hành động cụ thể.
Trong một phúc trình mới đây, tổ chức Theo dõi Mìn bẫy khám phá ra tỉ lệ thiệt hại hàng năm do những vụ nổ mìn các loại còn sót lại sau chiến tranh đã giảm một cách đáng kể sau khi hiệp ước có hiệu lực. Tuy nhiên ông Maurer nói con số này vẫn còn cao không thể chấp nhận được, vì vẫn còn 4.000 nạn nhân của mìn hồi năm ngoái.
Những người vận động nói 19 quốc gia đã công bố nước họ không còn mìn nữa và thêm 4 quốc gia - Cộng hòa Congo, Đan Mạch, Jordan, và Uganda - sẽ loan báo hoàn tất việc dọn dẹp mìn trong hội nghị tuần này. Những người này cũng cho biết có hơn 46 triệu quả mìn lưu trữ đã được tiêu hủy theo hiệp ước.
Các nhà vận động nói họ quan ngại về việc giảm sút hỗ trợ tài chính của những chương trình giúp các nạn nhân của mìn bẫy. Tổ chức Theo dõi Mìn bẫy cho biết trong năm nay, số tiền cứu trợ cho những người sống sót sau khi bị trúng mìn giảm 30%.
Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Jody William nói hầu hết tiền tài trợ được dành cho việc gỡ mìn:
“Chúng tôi sẽ kêu gọi mạnh mẽ các quốc gia không nên giảm bớt lượng tiền dành cho những người sống sót, nhưng tăng thêm số tiền hiện có.”
Những nhà vận động nói những mối quan tâm sâu sắc được nêu lên trong hội nghị bao gồm việc Syria sử dụng mìn chống người trong năm 2012. Tổ chức Theo dõi Mìn bẫy khám phá ra là Syria hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới còn sử dụng mìn. Điều này giảm so với 4 quốc gia còn sử dụng mìn trong năm 2011 là Israel, Libya, Miến Điện, và Syria.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận về những mối quan tâm liên hệ đến việc sử dụng mìn của những nhóm vũ trang phi quốc gia tại 6 nước - Afghanistan, Colombia, Miến Điện, Pakistan, Thái Lan, và Yemen.
Các nhà vận động cho một thế giới không có mìn bẫy ghi nhận là 15 năm sau khi Hiệp ước cấm Mìn bẫy được mở rộng năm 1997 tại Ottawa, có 160 quốc gia, hơn 80% số nước trên thế giới, đã gia nhập hiệp ước.
Những người này nói đang tiến gần đến một thế giới không có mìn bẫy, và đang thúc đẩy các chính phủ cam kết xóa bỏ mìn chống người trong vòng vài năm, chứ không phải vài thập niên. Những nhà vận động cũng nói đây là lúc hoàn tất công việc để đảm bảo là mìn không giết hại hay gây tàn phế con người nữa.
Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quốc tế Peter Maurer phản ánh những tình cảm này. Ông nói cần có sự tái cam kết của những quốc gia sử dụng mìn để nới rộng phạm vi của hiệp ước và thi hành những nghĩa vụ xuyên qua những hành động cụ thể.
Trong một phúc trình mới đây, tổ chức Theo dõi Mìn bẫy khám phá ra tỉ lệ thiệt hại hàng năm do những vụ nổ mìn các loại còn sót lại sau chiến tranh đã giảm một cách đáng kể sau khi hiệp ước có hiệu lực. Tuy nhiên ông Maurer nói con số này vẫn còn cao không thể chấp nhận được, vì vẫn còn 4.000 nạn nhân của mìn hồi năm ngoái.
Những người vận động nói 19 quốc gia đã công bố nước họ không còn mìn nữa và thêm 4 quốc gia - Cộng hòa Congo, Đan Mạch, Jordan, và Uganda - sẽ loan báo hoàn tất việc dọn dẹp mìn trong hội nghị tuần này. Những người này cũng cho biết có hơn 46 triệu quả mìn lưu trữ đã được tiêu hủy theo hiệp ước.
Các nhà vận động nói họ quan ngại về việc giảm sút hỗ trợ tài chính của những chương trình giúp các nạn nhân của mìn bẫy. Tổ chức Theo dõi Mìn bẫy cho biết trong năm nay, số tiền cứu trợ cho những người sống sót sau khi bị trúng mìn giảm 30%.
Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình Jody William nói hầu hết tiền tài trợ được dành cho việc gỡ mìn:
“Chúng tôi sẽ kêu gọi mạnh mẽ các quốc gia không nên giảm bớt lượng tiền dành cho những người sống sót, nhưng tăng thêm số tiền hiện có.”
Những nhà vận động nói những mối quan tâm sâu sắc được nêu lên trong hội nghị bao gồm việc Syria sử dụng mìn chống người trong năm 2012. Tổ chức Theo dõi Mìn bẫy khám phá ra là Syria hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới còn sử dụng mìn. Điều này giảm so với 4 quốc gia còn sử dụng mìn trong năm 2011 là Israel, Libya, Miến Điện, và Syria.
Hội nghị cũng sẽ thảo luận về những mối quan tâm liên hệ đến việc sử dụng mìn của những nhóm vũ trang phi quốc gia tại 6 nước - Afghanistan, Colombia, Miến Điện, Pakistan, Thái Lan, và Yemen.