Đường dẫn truy cập

Các tàu Trung Quốc, Nhật Bản đối đầu gần các đảo tranh chấp


Một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc chạy gần vùng đảo đang tranh chấp
Một chiếc tàu hải giám của Trung Quốc chạy gần vùng đảo đang tranh chấp

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

Dãy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc

  • Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.

  • Gồm 8 đảo không người ở.

  • Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.

  • Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.
Các tàu tuần tra Trung Quốc đã đối đầu với các tàu Nhật Bản gần một quần đảo bị tranh chấp tại Biển Hoa Đông sáng thứ Ba, vụ mới nhất trong nhiều vụ đối đầu sau việc chính phủ Tokyo quốc hữu hóa những đảo này tháng trước.

Theo một thông cáo của Cơ quan Quản lý Đại dương Trung Quốc, 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến vào gần các đảo vừa kể lúc 10 giờ sáng.

Cơ quan Quản lý Đại dương nói những chiếc tàu vừa kể đã theo dõi các tàu của cảnh sát biển Nhật Bản trong khu vực để “cương quyết tỏ chủ quyền” của Trung Quốc trên các đảo này và “thi hành các biện pháp trục xuất.”

Phát ngôn nhân Lực lượng cảnh sát biển Nhật Bản Yuji Kito, nói các tàu của cả hai nước đã chiếu đèn báo hiệu vào nhau, nói rằng họ đang ở trong lãnh hải của họ và đòi phía kia phải dời đi.

Những đảo nhỏ không có người ở này mang tên Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư trong tiếng Hoa, cũng còn được Đài Loan nhận chủ quyền.

Trung Quốc ngày càng gia tăng các vụ tuần tra chung quanh những đảo này kể từ khi xảy ra các cuộc biểu tình giận dữ của người Hoa phản đối quyết định của chính phủ Nhật Bản mua lại những đảo này của các tư nhân.

Các tầu Trung Quốc có lúc đã xâm nhập khu vực 22 kilomet mà Nhật Bản xem là lãnh hải của họ và các phi cơ Trung Quốc cũng gia tăng hoạt động chung quanh các đảo đó.

Vụ quốc hữu hóa của chính phủ Tokyo đã gây ra các cuộc biểu tình bạo động tại hàng chục thành phố Trung Quốc, làm cho quan hệ hai nước suy sụp, quan hệ thương mại bị phương hại nặng nhất.

Trung Quốc đòi hỏi Nhật Bản thừa nhận vụ tranh chấp chủ quyền này và hai phía đã mở các cuộc thảo luận không ồn ào, nhằm giảm thiểu căng thẳng.

Ông Hồng Lỗi, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Quốc, nói trong buổi họp báo thường lệ hôm thứ Ba rằng Nhật Bản cần nhìn vào thực tế hiện nay, thừa nhận tính cách gây tranh cãi của vấn đề, sửa chữa sai lầm và thương thuyết. “Chúng tôi hy vọng Nhật Bản chứng tỏ thành thật và có hành động trong nỗ lực việc giải quyết vấn đề hiện nay.”

Nguồn: AP, Jiji Press

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG