Đường dẫn truy cập

Campuchia: Nghệ thuật mới được hoạch định cho một vương quốc cũ


Khu đền đài Angkor Wat ở Campuchia
Khu đền đài Angkor Wat ở Campuchia
Tại Campuchia, Quỹ Ðền đài Thế giới đang kiểm tra lại những chi tiết cuối cùng để hoàn chỉnh việc trùng tu các nét chạm trổ nguyên thủy của khu đền đài Angkor Wat nổi tiếng từ khoảng 800 năm. Từ Siem Reap, thông tín viên VOA Luke Hunt ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Bốn pho tượng sắp được dựng lên mái của phòng trưng bày phía đông của Angkor Wat.

Phần này trong khu đền đài đồ sộ chứa một trong những bức tranh khắc nổi trên tường nổi tiếng nhất, gọi là Pha trộn Biển Sữa, mô tả các vị thần và quỷ sứ đang giao chiến, được tô điểm thêm các nữ thần apsara đang thăng thiên, tượng trưng cho cuộc sống và cái chết.

Các pho tượng sẽ được sắp xếp đối diện với mặt trời để thắp sáng khu trung tâm và tỏa một bóng đen lớn trên khắp khuôn viên bên ngoài phòng trưng bầy, tương tự như những pho tượng nguyên thủy đã bị mất từ lâu.

Bà Lisa Ackerman là phó chủ tịch điều hành Quỹ Ðền đài Thế giới. Bà nói rằng thiết đặt các pho tượng mới ở một nơi chốn linh thiêng như thế là điều cách đây 20 năm không ai dám nghĩ tới, nhưng thái độ của quần chúng nay đã thay đổi.

Bà Ackerman nói: “Vâng, tôi nghĩ đây là những công tác mới mẻ đầu tiên được thực hiện tại Angkor Wat kể từ khi khu đền đài được hoàn tất cách đây nhiều thế kỷ. Do đó tôi cho rằng ý nghĩa về lịch sử đối với chúng tôi là cái khái niệm rằng chúng tôi đang giúp thẩm quyền quốc gia Apsara gợi nhớ lại cho những con mắt ngày nay những gì mà tổ tiên họ xưa kia đã cống hiến cho cộng đồng.”

Các nỗ lực trước đây nhằm bảo tồn và phục hồi nhiều phần trong khu đền đài cổ Angkor Wat, chiếm 1 diện tích cả ngàn kilomét vuông, đã bị chỉ trích là cẩu thả hay phá hoại và không chú ý đến các tập quán địa phương.

Nhưng Thẩm quyền Apsara, là cơ quan chủ quản Angkor Wat, đã đồng ý cho khởi động việc dựng các pho tượng mới vào năm 2008. Các sản phẩm điêu khắc từ sa thạch mầu xanh da trời được đào lên từ một khu mỏ ở địa phương – tương tự như loại đá đã được sử dụng trong thời vương quốc Angkor hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 12.

Các mẫu thiết kế của họ dựa trên khoảng 19 mảnh đá đã được truy nguyên từ các pho tượng ban đầu cũng như các bức vẽ từ thập niên 1960, và các tài liệu còn giữ tại cơ quan Consevation d’Angkor. Là một tổ chức tư nhân với mục đích bảo tồn kiến trúc lịch sử, Quỹ đền đài Thế giới đã quy định rằng mỗi pho tượng phải khác nhau và chức những mức độ chi tiết khác nhau.

Các pho tượng thời đó được chạm trổ bới Chhay Saron, một cựu quân nhân 53 tuổi đã mất một chân vì bị mìn. Dự án được đặt dưới sự lãnh đạo của nhà điêu khác Sasha Constable người Anh, đã sinh sống gần đó từ hơn 1 thập niên. Bà Ackerman cho biết bà trông đợi nỗ lực toàn diện sẽ được sự kính nể của giới hữu trách, và các khách thăm Angkor Wat.

Bà Ackerman nói tiếp: “Tôi nghĩ nói sẽ thay đổi đáng kể kinh nghiệm về cảm xúc khi đến và nhìn các tác phẩm điêu khác tuyệt vời này.”

Các chạm trổ mới đã được tiết lộ trong tháng này tại một phiên họp thường niên của Ủy ban Phối hợp Quốc tế, một nhóm các nhà khảo cổ học và kiến trúc sư làm việc tại hiện trường.

Trước khi các pho tượng được tại vị, nhóm này vẫn còn chờ được sự chấp thuận chung cuộc của các giới chức thuộc nhóm quản lý Angkor Wat, là Thẩm Quyền Apsara.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG