PHNOM PENH —
-Sinh năm 1922, đi học tại Saigon và Paris.
-Lên ngôi vua năm 1941.
-Thành lập Phong trào Phi liên kết.
-Bị lật đổ một thời gian ngăn trong thời Chiến tranh Việt Nam và bỏ trốn sang Trung Quốc.
-Tự liên kết với Khmer Ðỏ trong nỗ lực trở lai nắm quyền.
-Từ nước ngoài trở về năm 1991 và lên lại ngôi vua năm 1993.
-Thoái vị và nhường ngôi cho con trai Norodom Sihamoni năm 2004.
-Ði chữa bệnh ở Trung Quốc từ tháng giêng năm 2012.
Sáng nay người dân Campuchia thức dậy với tin cựu quốc vương được sùng kính Norodom Sihanouk đã qua đời đêm hôm trước ở Bắc Kinh. Nhà vua 89 tuổi để lại một di sản phong phú nhưng cũng đầy xáo động. Ðối với nhiều người Campuchia, ông sẽ mãi mãi được nhớ đến như một quốc phụ. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Irwin Loy gửi về bài tường trình sau đây.
Cựu quốc vương Sihanouk qua đời giữa lúc diễn ra những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất ở Campuchia tục gọi là Pchum Ben, là lúc người Campuchia tưởng nhớ tổ tiên.
Tại một ngôi chùa ở thủ đô, các vị sư đang tụng kinh trong khi dân chúng dâng thực phẩm cúng dường thân nhân đã khuất. Anh Kong Sidoeun đang chờ bà mẹ già tụng niệm. Anh nói cái chết của người được người dân Campuchia gọi là Quốc phụ khiến cả gia đình anh sững sờ.
Anh Sidoeun nói anh cảm thấy ngỡ ngàng, và không tin được là vị quốc phụ đã qua đời. Thực là rất buồn. Anh đọc tin cho gia đình nghe, và gia đình anh, mẹ anh, người thân của anh đều bàng hoàng.
Trong nửa thế kỷ, lịch sử Campuchia đã đan lồng với cuộc đời của ông Sihanouk. Ông đã lãnh đạo quốc gia đi đến độc lập tách khỏi nước Pháp vào năm 1953. Nhưng hậu thuẫn của ông dành cho Khmer Ðỏ sau cuộc đảo chính năm 1970 lật đổ ông, cũng đã làm tăng sự ủng hộ cho phong trào cộng sản gây tan nát đất nước 5 năm sau đó.
Tuy nhiên, ông Sihanouk vẫn được nhiều người kính nể ở Campuchia. Ðiều này đặc biệt đúng với những người lớn tuổi, thường liên hệ ông với những năm sau khi đất nước được độc lập.
Người này kể rằng đã được nghe cha mẹ và cũng quan sát dân chúng trên khắp nước, họ nghĩ rằng dưới thời ông cai trị, đất nước phát triển rất nhiều. Dân chúng sống an bình vào thời đó. Và trong khu vực, Campuchia là một trong những nước phát triển thời đó, và đấy là một thành quả rất tốt.
Một số công ốc ở thủ đô đã treo cờ rủ. Các đài truyền hình địa phương đều chiếu những bài ca tụng vị cựu quốc vương. Bộ trưởng Bộ Thông tin Khieu Kanharith nói ông Sihanouk đã đưa quốc gia vào thể giới hiện đại.
Ông Kanharith nói lúc còn trẻ, ông thường trích dẫn công trình của nhà vua. Nay đã lớn tuổi, thì mối quan hệ lại mang tính cách cá nhân nhiều hơn. Ðây thực là một mất mát lớn cho cả nước.
Ông Kanharith cho hay các giới chức đang chuẩn bị cử tổ chức một tang lễ theo nghi thức hoàng gia. Con trai của ông Sihanouk và nhà vua hiện thời là Quốc vương Norodom Sihamoni đã đáp máy bay đi Bắc Kinh, cùng với Thủ tướng Hun Sen để đưa thi hài của vị Quốc phụ về nước.
Tiểu sử cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk
Tiểu sử cựu quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk-Sinh năm 1922, đi học tại Saigon và Paris.
-Lên ngôi vua năm 1941.
-Thành lập Phong trào Phi liên kết.
-Bị lật đổ một thời gian ngăn trong thời Chiến tranh Việt Nam và bỏ trốn sang Trung Quốc.
-Tự liên kết với Khmer Ðỏ trong nỗ lực trở lai nắm quyền.
-Từ nước ngoài trở về năm 1991 và lên lại ngôi vua năm 1993.
-Thoái vị và nhường ngôi cho con trai Norodom Sihamoni năm 2004.
-Ði chữa bệnh ở Trung Quốc từ tháng giêng năm 2012.
Cựu quốc vương Sihanouk qua đời giữa lúc diễn ra những lễ hội tôn giáo quan trọng nhất ở Campuchia tục gọi là Pchum Ben, là lúc người Campuchia tưởng nhớ tổ tiên.
Tại một ngôi chùa ở thủ đô, các vị sư đang tụng kinh trong khi dân chúng dâng thực phẩm cúng dường thân nhân đã khuất. Anh Kong Sidoeun đang chờ bà mẹ già tụng niệm. Anh nói cái chết của người được người dân Campuchia gọi là Quốc phụ khiến cả gia đình anh sững sờ.
Anh Sidoeun nói anh cảm thấy ngỡ ngàng, và không tin được là vị quốc phụ đã qua đời. Thực là rất buồn. Anh đọc tin cho gia đình nghe, và gia đình anh, mẹ anh, người thân của anh đều bàng hoàng.
Trong nửa thế kỷ, lịch sử Campuchia đã đan lồng với cuộc đời của ông Sihanouk. Ông đã lãnh đạo quốc gia đi đến độc lập tách khỏi nước Pháp vào năm 1953. Nhưng hậu thuẫn của ông dành cho Khmer Ðỏ sau cuộc đảo chính năm 1970 lật đổ ông, cũng đã làm tăng sự ủng hộ cho phong trào cộng sản gây tan nát đất nước 5 năm sau đó.
Tuy nhiên, ông Sihanouk vẫn được nhiều người kính nể ở Campuchia. Ðiều này đặc biệt đúng với những người lớn tuổi, thường liên hệ ông với những năm sau khi đất nước được độc lập.
Người này kể rằng đã được nghe cha mẹ và cũng quan sát dân chúng trên khắp nước, họ nghĩ rằng dưới thời ông cai trị, đất nước phát triển rất nhiều. Dân chúng sống an bình vào thời đó. Và trong khu vực, Campuchia là một trong những nước phát triển thời đó, và đấy là một thành quả rất tốt.
Một số công ốc ở thủ đô đã treo cờ rủ. Các đài truyền hình địa phương đều chiếu những bài ca tụng vị cựu quốc vương. Bộ trưởng Bộ Thông tin Khieu Kanharith nói ông Sihanouk đã đưa quốc gia vào thể giới hiện đại.
Ông Kanharith nói lúc còn trẻ, ông thường trích dẫn công trình của nhà vua. Nay đã lớn tuổi, thì mối quan hệ lại mang tính cách cá nhân nhiều hơn. Ðây thực là một mất mát lớn cho cả nước.
Ông Kanharith cho hay các giới chức đang chuẩn bị cử tổ chức một tang lễ theo nghi thức hoàng gia. Con trai của ông Sihanouk và nhà vua hiện thời là Quốc vương Norodom Sihamoni đã đáp máy bay đi Bắc Kinh, cùng với Thủ tướng Hun Sen để đưa thi hài của vị Quốc phụ về nước.