Những người biểu tình giận dữ đã xuống đường ở Cairo và Alexandria hôm thứ Sáu nhằm phản đối phán quyết của tòa án tối cao mà nhiều người xem là một hành vi có tính toán của thành phần sót lại của chế độ cũ.
Hàng ngàn người đã tuần hành đến quảng trường Tahrir ở Cairo để bày tỏ sự phẫn nộ đối với ứng cử viên tổng thống có nhiều triển vọng Ahmed Shafiq, cựu thủ tướng trong chính quyền tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak, vì nghi ngờ ông này là một phần của âm mưu lớn hơn. Một số người thậm chí còn xúi giục xe cán qua một tấm poster vận động tranh cử tơi tả có hình ông Shafiq.
Trên đường phố Alexandria, đám đông hô vang “Người dân đòi lật đổ Shafiq” và “Đả đảo chế độ quân sự.”
Hamdy Abdel Rahman, người biểu tình và ủng hộ tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, nói người Ai Cập sẽ không chịu khuất phục.
Căng thẳng dâng cao ở Ai Cập từ thứ Năm khi Tòa Bảo hiến Tối cao đưa ra phán quyết khiến tương lai của cuộc nổi dậy được hưởng ứng rộng rãi hồi năm ngoái trở nên mờ mịt.
Phán quyết đã lật ngược một đạo luật được thông qua bởi quốc hội do phe Hồi giáo kiểm soát nhằm ngăn các quan chức cao cấp của chính quyền Mubarak lên nắm quyền. Các vị thẩm phán từ thời Mubarak cũng viện dẫn những vấn đề pháp lý trong cuộc bầu cử quốc hội vòng cuối và kêu gọi giải tán quốc hội do phe Hồi giáo lãnh đạo.
Một số lãnh đạo Hồi giáo chủ chốt đã cáo buộc hội đồng quân sự đang cầm quyền mượn tòa án để thực hiện một cuộc đảo chính. Nhưng hội đồng quân sự nói cuộc bầu cử tổng thống vòng hai vào thứ Bảy và Chủ nhật giữa cựu Thủ tướng Shafiq và ứng viên Huynh đệ Hồi giáo Morsi sẽ diễn ra như đã định.
Hôm thứ Sáu, binh sĩ bận rộn vận chuyển phiếu bầu và những tài liệu khác đến các điểm bầu cử ở khắp nước.
Nhiều người Ai Cập tỏ ra bức xúc về lựa chọn ứng cử viên. Có tin cho hay sẽ có tẩy chay bầu cử hoặc bỏ phiếu bất hợp lệ để tỏ ý phản đối.
Thông tín viên VOA Elizabeth Arrott ở Cairo nói nhiều người Ai Cập cảm thấy mệt mỏi hơn là giận dữ.
Ashraf Mahmoud ở Alexandria nói không thấy có lựa chọn nào khác ngoài việc đi bỏ phiếu.
Dù cơn giận dữ đang nhắm vào hội đồng quân sự đang cầm quyền, Mona Makram Ebeid thuộc trường American University ở Cairo nói ngay cả khi Shafiq giành chiến thắng cũng chưa hẳn sẽ quay lại với đường lối cai trị của Mubarak.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Washington đang theo sát tình hình và mong chứng kiến một cuộc “chuyển giao quyền lực đầy đủ cho chính quyền dân sự được bầu chọn một cách dân chủ.”
Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Victoria Nuland nói với phóng viên rằng Washington quan ngại về phán quyết của tòa án và hướng diễn biến của tình hình.
Trong buổi diễn thuyết trước người ủng hộ vào hôm thứ Năm, ứng cử viên Shafiq gọi phán quyết của tòa án mang tính “lịch sử” và kêu gọi mọi người dân Ai Cập tham gia bỏ phiếu. Nhưng tổ chức Huynh đệ Hồi giáo nói Ai Cập đang hướng đến “những ngày hết sức khó khăn mà có lẽ còn nguy hiểm hơn những ngày cuối cùng của chế độ Mubarak.”
Hàng ngàn người đã tuần hành đến quảng trường Tahrir ở Cairo để bày tỏ sự phẫn nộ đối với ứng cử viên tổng thống có nhiều triển vọng Ahmed Shafiq, cựu thủ tướng trong chính quyền tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak, vì nghi ngờ ông này là một phần của âm mưu lớn hơn. Một số người thậm chí còn xúi giục xe cán qua một tấm poster vận động tranh cử tơi tả có hình ông Shafiq.
Trên đường phố Alexandria, đám đông hô vang “Người dân đòi lật đổ Shafiq” và “Đả đảo chế độ quân sự.”
Hamdy Abdel Rahman, người biểu tình và ủng hộ tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, nói người Ai Cập sẽ không chịu khuất phục.
Căng thẳng dâng cao ở Ai Cập từ thứ Năm khi Tòa Bảo hiến Tối cao đưa ra phán quyết khiến tương lai của cuộc nổi dậy được hưởng ứng rộng rãi hồi năm ngoái trở nên mờ mịt.
Phán quyết đã lật ngược một đạo luật được thông qua bởi quốc hội do phe Hồi giáo kiểm soát nhằm ngăn các quan chức cao cấp của chính quyền Mubarak lên nắm quyền. Các vị thẩm phán từ thời Mubarak cũng viện dẫn những vấn đề pháp lý trong cuộc bầu cử quốc hội vòng cuối và kêu gọi giải tán quốc hội do phe Hồi giáo lãnh đạo.
Một số lãnh đạo Hồi giáo chủ chốt đã cáo buộc hội đồng quân sự đang cầm quyền mượn tòa án để thực hiện một cuộc đảo chính. Nhưng hội đồng quân sự nói cuộc bầu cử tổng thống vòng hai vào thứ Bảy và Chủ nhật giữa cựu Thủ tướng Shafiq và ứng viên Huynh đệ Hồi giáo Morsi sẽ diễn ra như đã định.
Hôm thứ Sáu, binh sĩ bận rộn vận chuyển phiếu bầu và những tài liệu khác đến các điểm bầu cử ở khắp nước.
Nhiều người Ai Cập tỏ ra bức xúc về lựa chọn ứng cử viên. Có tin cho hay sẽ có tẩy chay bầu cử hoặc bỏ phiếu bất hợp lệ để tỏ ý phản đối.
Thông tín viên VOA Elizabeth Arrott ở Cairo nói nhiều người Ai Cập cảm thấy mệt mỏi hơn là giận dữ.
Ashraf Mahmoud ở Alexandria nói không thấy có lựa chọn nào khác ngoài việc đi bỏ phiếu.
Dù cơn giận dữ đang nhắm vào hội đồng quân sự đang cầm quyền, Mona Makram Ebeid thuộc trường American University ở Cairo nói ngay cả khi Shafiq giành chiến thắng cũng chưa hẳn sẽ quay lại với đường lối cai trị của Mubarak.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết Washington đang theo sát tình hình và mong chứng kiến một cuộc “chuyển giao quyền lực đầy đủ cho chính quyền dân sự được bầu chọn một cách dân chủ.”
Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Victoria Nuland nói với phóng viên rằng Washington quan ngại về phán quyết của tòa án và hướng diễn biến của tình hình.
Trong buổi diễn thuyết trước người ủng hộ vào hôm thứ Năm, ứng cử viên Shafiq gọi phán quyết của tòa án mang tính “lịch sử” và kêu gọi mọi người dân Ai Cập tham gia bỏ phiếu. Nhưng tổ chức Huynh đệ Hồi giáo nói Ai Cập đang hướng đến “những ngày hết sức khó khăn mà có lẽ còn nguy hiểm hơn những ngày cuối cùng của chế độ Mubarak.”