Một trong các tổ chức lớn nhất về môi trường trên thế giới đã công bố kết quả khảo cứu mới nhất về tính đa dạng sinh học nước ngọt ở Ðông Nam Á. Ðây là nơi mà các đập thủy điện và sự phát triển đe dọa đến đời sống của loài cá và các sinh vật sống dưới nước. Thông tín viên VOA Ron Corben ghi nhận các phát hiện của Liên đoàn Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên IUCN vừa được công bố trong cuộc khảo sát chi tiết lần đầu tiên từ trước đến nay về một số phần trong sông Mekong.
Cuộc khảo sát trong 4 năm cho thấy tỷ lệ ngày càng tăng các chủng loài sống trong nước ngọt bị đe dọa trong vùng Ðông Nam Á được gọi là Indo-Burma, với ít nhất 13% trong số hơn 2.500 chủng loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Vùng Indo-Burma bao gồm Thái Lan, khu vực miền tây Miến Ðiện, hay Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam và dựa trên sự phân phối sinh học và chủng loài vượt qua biên giới quốc gia.
Khu vực được các nhà khoa học của IUCN gọi là “điểm nóng” đối với các chủng loài phần lớn không thấy ở những nơi khác và đang gặp nguy cơ. IUCN nói các chủng loài sống trong nước ngọt này nay đang đứng trước nguy cơ ngày càng tăng do khối lượng và chất lượng nước giảm sút, ô nhiễm, khai thác quá mức, đập nước và điều hành lưu lượng, biến đổi khí hậu, và các chủng loài lạ “xâm nhập” vào các thủy lộ.
Ông Robert Mather, người đứng đầu nhóm Ðông nam châu Á của IUCN, nói rằng các phát hiện vừa kể đã nêu ra những lo ngại về các loài cá nước ngọt, các động vật nhuyễn thể (như sò, ốc và mực) và cua – là những nguồn thực phẩm chính của hàng triệu người.
Ông Mather nói: “Ðối với loài cá, chúng tôi đã khảo sát gần 1200 chủng loại, và nhận thấy có 21 loại có nguy cơ nghiêm trọng và 39 loại có nguy cơ, và 52 loại dễ bị nguy cơ. Do đó, về cá thì có khoảng 16,9% bị đe dọa, về các động vật nhuyễn thể, thì khoảng 16,6%. Ðối với loài cua nước ngọt gần 1/3 tất cả các chủng loại bị đe dọa, tức là 33,8%.”
Tại Hồ Ton Le Sap ở Campuchia, công cuộc khảo cứu cho thấy mặc dầu tổng số lượng hải sản đánh bắt được tăng gấp đôi trong 50 năm, dân số trong vùng đã tăng gấp 3 và trữ lượng cá cho thấy có dấu hiệu giảm sút.
IUCN cũng khảo cứu một vạt dài 450 kilomet của sông Mekong ở Lào, nơi các nhà khoa học ghi nhận có 23 hệ thực vật mà trước khi không nhận thấy.
Ông Raphael Glement, một đại diện của IUCN ở Lào, nói rằng kể từ cuộc khảo cứu lần trước cách đây 12 năm, các nhà khoa học nhận thấy một sự giảm sút mạnh trong tính đa dạng sinh học và môi trường sống trong rừng hiện nay với rất ít sự hiện diện của loại rừng cây xanh chủ yếu.
Ông Glement nói: “Do đó, tính đa dạng và sự hiện diện dường như thấp hơn đáng kể so với 12 năm trước. Vậy một lần nữa tôi so sánh một cuộc khảo cứu trong 2 ngày vào năm 2004 với cuộc khảo cứu trong 25 ngày vào năm 2012. Nhưng chúng ta đã có thể nhận ra rằng, đối với đa số các loài chim, thì số lượng thấp hơn hoặc một số loài chim đã biến mất hẳn ở phần này của dòng sông. Chim là những dấu hiệu tốt về chất lượng của môi trường. Chúng là những loài đầu tiên bị tác động. Ở đây sự kiện đó rất rõ ràng.”
IUCN nói một mối quan ngại chính là những kế hoạch xây đập thủy điển ở hạ nguồn sông Mekong. Chính phủ Lào hồi tháng 12 năm ngoái đã đồng ý đình chỉ việc xây dựng nhà máy Thủy điện Xayaburi trị giá 3,8 tỷ đôla, trong khi chờ đợi thực hiện thêm các thẩm định về môi trường. Nhưng các báo cáo mới đây cho thấy việc xây dựng đã tiếp tục cho nhà máy dự kiến sẽ bán điện cho Thái Lan. Ông Mather nói các kế hoạch xúc tiến với con số tới 10 đập dự tính xây dựng ở hạ nguồn sông Mekong có thể gây tác động lớn đến sự đa dạng sinh học.
Ông Mather nói tiếp: “Chung cuộc, các ảnh hưởng trực tiếp của riêng đập Xayaburi không thôi đối với sự an toàn lương thực có lẽ sẽ không lớn. Nhưng nếu ta xét tới chuyện đập Xayaburi là đập đầu tiên trong một loạt các con đập khác sẽ được xây dựng ở dòng chính trên hạ nguồn sông Mekong và những ảnh hưởng tổng hợp lại của các con đập này, thì ảnh hưởng sẽ thực sự to lớn đối với sự an toàn lương thực.”
Liên đoàn Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên IUCN cảnh báo rằng trong thập niên sắp tới, tỷ lệ các loài cá bị các đập nước đe dọa dự kiến sẽ tăng từ 19 phần trăm lên tới gần 1/3. Các tổ chức bảo vệ môi trường đã kêu gọi Lào đình chỉ việc xây dựng đập Xayaburi trong 10 năm để có thể đánh giá toàn bộ một cuộc thẩm định đầy đủ về tác động đối với sự đa dạng sinh học của khu vực.
Cuộc khảo sát trong 4 năm cho thấy tỷ lệ ngày càng tăng các chủng loài sống trong nước ngọt bị đe dọa trong vùng Ðông Nam Á được gọi là Indo-Burma, với ít nhất 13% trong số hơn 2.500 chủng loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Vùng Indo-Burma bao gồm Thái Lan, khu vực miền tây Miến Ðiện, hay Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam và dựa trên sự phân phối sinh học và chủng loài vượt qua biên giới quốc gia.
Khu vực được các nhà khoa học của IUCN gọi là “điểm nóng” đối với các chủng loài phần lớn không thấy ở những nơi khác và đang gặp nguy cơ. IUCN nói các chủng loài sống trong nước ngọt này nay đang đứng trước nguy cơ ngày càng tăng do khối lượng và chất lượng nước giảm sút, ô nhiễm, khai thác quá mức, đập nước và điều hành lưu lượng, biến đổi khí hậu, và các chủng loài lạ “xâm nhập” vào các thủy lộ.
Ông Robert Mather, người đứng đầu nhóm Ðông nam châu Á của IUCN, nói rằng các phát hiện vừa kể đã nêu ra những lo ngại về các loài cá nước ngọt, các động vật nhuyễn thể (như sò, ốc và mực) và cua – là những nguồn thực phẩm chính của hàng triệu người.
Ông Mather nói: “Ðối với loài cá, chúng tôi đã khảo sát gần 1200 chủng loại, và nhận thấy có 21 loại có nguy cơ nghiêm trọng và 39 loại có nguy cơ, và 52 loại dễ bị nguy cơ. Do đó, về cá thì có khoảng 16,9% bị đe dọa, về các động vật nhuyễn thể, thì khoảng 16,6%. Ðối với loài cua nước ngọt gần 1/3 tất cả các chủng loại bị đe dọa, tức là 33,8%.”
Tại Hồ Ton Le Sap ở Campuchia, công cuộc khảo cứu cho thấy mặc dầu tổng số lượng hải sản đánh bắt được tăng gấp đôi trong 50 năm, dân số trong vùng đã tăng gấp 3 và trữ lượng cá cho thấy có dấu hiệu giảm sút.
IUCN cũng khảo cứu một vạt dài 450 kilomet của sông Mekong ở Lào, nơi các nhà khoa học ghi nhận có 23 hệ thực vật mà trước khi không nhận thấy.
Ông Raphael Glement, một đại diện của IUCN ở Lào, nói rằng kể từ cuộc khảo cứu lần trước cách đây 12 năm, các nhà khoa học nhận thấy một sự giảm sút mạnh trong tính đa dạng sinh học và môi trường sống trong rừng hiện nay với rất ít sự hiện diện của loại rừng cây xanh chủ yếu.
Ông Glement nói: “Do đó, tính đa dạng và sự hiện diện dường như thấp hơn đáng kể so với 12 năm trước. Vậy một lần nữa tôi so sánh một cuộc khảo cứu trong 2 ngày vào năm 2004 với cuộc khảo cứu trong 25 ngày vào năm 2012. Nhưng chúng ta đã có thể nhận ra rằng, đối với đa số các loài chim, thì số lượng thấp hơn hoặc một số loài chim đã biến mất hẳn ở phần này của dòng sông. Chim là những dấu hiệu tốt về chất lượng của môi trường. Chúng là những loài đầu tiên bị tác động. Ở đây sự kiện đó rất rõ ràng.”
IUCN nói một mối quan ngại chính là những kế hoạch xây đập thủy điển ở hạ nguồn sông Mekong. Chính phủ Lào hồi tháng 12 năm ngoái đã đồng ý đình chỉ việc xây dựng nhà máy Thủy điện Xayaburi trị giá 3,8 tỷ đôla, trong khi chờ đợi thực hiện thêm các thẩm định về môi trường. Nhưng các báo cáo mới đây cho thấy việc xây dựng đã tiếp tục cho nhà máy dự kiến sẽ bán điện cho Thái Lan. Ông Mather nói các kế hoạch xúc tiến với con số tới 10 đập dự tính xây dựng ở hạ nguồn sông Mekong có thể gây tác động lớn đến sự đa dạng sinh học.
Ông Mather nói tiếp: “Chung cuộc, các ảnh hưởng trực tiếp của riêng đập Xayaburi không thôi đối với sự an toàn lương thực có lẽ sẽ không lớn. Nhưng nếu ta xét tới chuyện đập Xayaburi là đập đầu tiên trong một loạt các con đập khác sẽ được xây dựng ở dòng chính trên hạ nguồn sông Mekong và những ảnh hưởng tổng hợp lại của các con đập này, thì ảnh hưởng sẽ thực sự to lớn đối với sự an toàn lương thực.”
Liên đoàn Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên IUCN cảnh báo rằng trong thập niên sắp tới, tỷ lệ các loài cá bị các đập nước đe dọa dự kiến sẽ tăng từ 19 phần trăm lên tới gần 1/3. Các tổ chức bảo vệ môi trường đã kêu gọi Lào đình chỉ việc xây dựng đập Xayaburi trong 10 năm để có thể đánh giá toàn bộ một cuộc thẩm định đầy đủ về tác động đối với sự đa dạng sinh học của khu vực.