Trong khi các chính phủ Tây phương đi tìm các phương sách để ngăn chặn các công dân gia nhập nhóm Nhà nước Hồi giáo và các tổ chức cực đoan khác, và ngăn không cho trở về nước để tiến hành các vụ tấn công khủng bố, các chuyên gia đang cố gắng tìm hiểu động cơ và các mô thức của những người ấy.
Trong một băng video với mục đích tuyển mộ, các chiến binh của nhóm nay tự xưng là Nhà nước Hồi giáo trình diễn, thi vị hoá các nỗ lực của họ bằng nhạc với âm điệu khích lệ và các bài tập được biên đạo. Đối với một số người Hồi giáo ở các nước tây phương, các hình ảnh này cống hiến một lý tưởng mà họ có thể góp phần vào, một thế giới mới, nơi họ sẽ lệ thuộc vào theo một cách họ cảm thấy không thể có được ở quê nhà. Đó là một sự tách lìa mà các cộng đồng Hồi giáo và các chính phủ tây phương cần phải hợp tác để chống lại, theo ông Omar el-Hamdoun, chủ tịch Hiệp hội Hồi giáo ở Anh Quốc.
Ông nói: “Có rất nhiều vai trò để đóng trong việc thực sự đối phó với những vấn đề mà xã hội đang phải đối mặt, ma túy, tội phạm, v..v.... Và giới hữu trách cũng đóng một vai trò, bằng cách làm cho người Hồi giáo không cảm thấy bị gạt ra ngoài.”
Cái cảm giác bị gạt ra ngoài tạo ra một mảnh đất mầu mỡ cho việc tuyển mộ các phần tử chủ chiến, theo nhận định của nhà tâm lý học và chuyên gia về xung đột Gabrielle Rifkind của Nhóm Nghiên cứu Oxford.
Bà Rifkind nói: “Chúng sẽ nuôi dưỡng mọi người vào một loại ước mơ và triển vọng về mọi thứ sẽ ra sao. Một khi đến đấy, nhiều người thực sự sẽ bị choáng ngợp vì những điều khủng khiếp họ nhìn thấy.”
Các chuyên gia nói rất ít người Hồi giáo trẻ tuổi đi chiến đấu cùng với nhóm Nhà nước Hồi giáo là các phần tử thực sự theo lý tưởng cực đoan. Có nhiều phần chắc hơn họ đến đó bởi vì những cảm giác bị tách lìa hoặc vì một sự đi tìm ra lý lịch và ý nghĩa của tuổi trẻ. Chuyên gia về khủng bố Brooke Rogers của trường đại học King ở London nói qua Skype:
“Họ tự hỏi, ‘Là người Hồi giáo thực sự có ý nghĩa ra sao?’ Và vì thế, họ đi tìm những câu trả lời. Có rất nhiều nhóm rất vui mừng đem lại cho họ các câu trả lời đó. Và chúng ta cần phải tích cực hơn trong việc tự chúng ta cung cấp những câu trả lời ấy.”
Nhưng đó là một sách lược dài hạn.
Các nhà lãnh đạo Tây phương lo ngại về rủi ro ngắn hạn, khi hàng ngàn chiến binh chủ chiến mang hộ chiếu Mỹ và Âu châu có thể trở về phương Tây để thực hiện các vụ tấn công khủng bố. Thậm chí chỉ vài người cũng có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Nhưng bà Gabrielle Rifkind nói các chiến binh trở về cũng có thể đem lại một cơ hội.
“Chúng ta sẽ khôn ngoan chớ nên coi họ là ác quỷ, thực sự giúp họ tìm ra một lối thoát trở về nước của mình. Và đây là những người mà chúng ta có thể hợp tác, bằng cách hỗ trợ cho họ trở lại vào cộng đồng, nhưng họ cũng có thể xác định những người nào là các mối đe dọa thực sự.”
Thật vậy, các chuyên gia nói sự tàn bạo cực kỳ của Nhà nước Hồi giáo có thể gây thiệt hại cho nỗ lực tuyển mộ của họ.
Giáo sư Brooke Rogers của trường Đại học King nhận xét:
“Tôi nghĩ chúng ta đang ở một điểm bản lề vào lúc này, nơi mà nếu họ tiếp tục bạo lực và những hành động cực đoan mà chúng ta thấy trên tất cả các màn ảnh truyền hình, tất cả các báo chí, thì quả thật họ sẽ tự làm cho họ bớt hấp dẫn hơn với nhiều người lẽ ra lúc đầu đã ủng hộ họ.”
Đó không phải là một sự bảo đảm, nhưng nó đem lại đôi chút hy vọng cho những người tây phương lo ngại về sự khó khăn trong việc chống lại sự hấp dẫn của các chuyện kể về một thế giới mới do Hồi giáo lãnh đạo đối với một số người trong giới trẻ.