Từ BRIC bắt đầu được sử dụng vào năm 2001 như một thuật ngữ kinh tế để nói tới 4 nền kinh tế lớn đang trỗi dậy là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Đến năm 2009, 4 nước đó đã mang lại thêm ý nghĩa cho từ ngữ này khi họ tổ chức cuộc hội nghị đầu tiên của nhóm BRIC. Năm nay, nước chủ nhà Trung Quốc đã mời Nam Phi gia nhập và tập hợp này giờ đây có tên gọi mới là “BRICS.”
Các nước BRICS tự xem là đại diện tranh đấu cho quyền lợi của các nước đang phát triển. Thứ trưởng Bộ Phát triển Công nghiệp và Ngoại thương Brazil, ông Alessandro Teixaira đã nhấn mạnh tới điểm này khi ông nói tới hộïi nghị ở Tam Á.
Ông Teixaira nói: "Đây cũng là một hội nghị quan trọng, vì theo dự báo, GDP của các nền kinh tế đang phát triển sẽ qua mặt các nền kinh tế đã phát triển vào năm 2013. Vì thế cho nên tôi nghĩ rằng hộïi nghị nào của nhóm BRICS cũng đều là một hội nghị quan trọng, bởi vì chúng ta đang nói chuyện với các nền kinh tế lớn nhất thế giới."
Hội nghị sẽ tập trung bàn về các vấn đề kinh tế và tình hình tài chánh toàn cầu. Ông Trình Lập, giáo sư chính trị học của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết các nước BRICS muốn đạt được đồng thuận ngõ hầu có được một vị thế tốt hơn để mặc cả với các nước phát triển.
Nói một cách tổng quát, các nước BRICS tin rằng các nước Tây phương đã chế ngự quá trình làm ra quyết định ở các định chế quan trọng về thương mại và tài chánh quốc tế và họ muốn tìm cách đảo ngược tình hình hiện nay. Họ muốn có thể đóng một vai trò có hiệu quả hơn trong tiến trình làm ra quyết định.
Mặc dù vậy, giáo sư Trình Lập cũng mô tả BRICS là một khối lỏng lẻo qui tụ những nước có những quyền lợi cơ bản khác nhau và khó lòng đạt được một sự đồng thuận:
Ông Trình nói: "Lấy ví dụ, Nam Phi, Brazil và Ấn Độ rất hãnh diện về việc họ là những quốc gia dân chủ. Cho nên những nước như Aán Độ chẳng hạn, họ xem sự khuyếch trương kinh tế của Trung Quốc không hẳn là có ích cho các quyền lợi kinh tế và an ninh của mình. Vì vậy trên cơ bản thì sự tin tưởng lẫn nhau của các nước trong nhóm này vẫn chưa thỏa đáng."
Trung Quốc, nước đứng ra tổ chức hộïi nghị năm nay, đã tìm cách hạ giảm tầm quan trọng của việc có thể có những mối bất đồng. Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Hải Long cho báo chí biết rằng những ý kiến khác nhau sẽ không gây phương hại cho quan hệ hợp tác tổng thể của khối BRICS.
Ông Ngô Hải Long nói rằng các nước BRICS sẽ gạt qua một bên những vấn đề không thể đạt được sự đồng thuận và chỉ thảo luận những vấn đề đó khi nào tình hình thích hợp.
Gộp chung lại với nhau, các nước trong khối BRICS chiếm gần 20% sản lượng của cả thế giới.
Ông Thời Ân Hoằng, giáo sư môn quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết ông tin rằng tuy BRICS sẽ không bao giờ trở thành một liên minh quốc tế chính thức, nhưng một trong các mục tiêu của nhóm này là buộc các nước khác phải lưu tâm:
Giáo sư Thời nói rằng tuy Washington không hề tuyên bố là họ quan tâm tới sự trỗi dậy của nhóm BRICS, nhưng ông tin là Hoa Kỳ và các giới chức phương Tây đang theo dõi sát nhóm này. Ông nói thêm rằng ảnh hưởng của 5 nước nhóm BRICS rõ ràng là đang gia tăng và các nước Tây phương có lẽ sẽ phải thay đổi cái nhìn cơ bản của mình về thế giới.
Các nhà lãnh đạo của nhóm các nước lớn trong thế giới đang phát triển, thường được gọi tắt là BRICS, đang chuẩn bị nhóm họp tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung Quốc. Theo tường thuật do thông tín viên Stephanie Ho của đài chúng tôi gởi về từ thủ đô Trung Quốc, nhóm BRICS được xem là một lực lượng đối trọng ngày càng mạnh đối với sự chế ngự của các nước phát triển trong các vấn đề thế giới.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1
Việt Nam phạt nặng lỗi giao thông: đường sá rối loạn, dân tình ta thán
2TT Biden duyệt tên mới cho bưu điện ở Westminster, tôn vinh cựu binh Chiến tranh Việt Nam
3HRW: Việt Nam đàn áp nhân quyền mạnh tay thêm dưới lãnh đạo mới
4Lao động nhập cư trên các nông trại Mỹ chuẩn bị trước chính sách trục xuất hàng loạt
VOA có ứng dụng mới
Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.
Tải ứng dụng VOA trên App Store và Google Play!