Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm thứ ba họp với các giới chức an ninh để duyệt xét vấn đề viện trợ cho Ai Cập vì những hành động hồi gần đây của giới lãnh đạo lâm thời ở Cairo. Tuy nhiên, thông tín viên VOA Zlatica Hoke tường thuật rằng các giới chức Mỹ phủ nhận những tin tức cho rằng viện trợ cho đồng minh lâu đời đã bị ngưng sau vụ trấn áp của quân đội Ai Cập nhắm vào những người thuộc phe Hồi giáo, gây tử vong cho khoảng 1.000 người.
Tình trạng phân cực ở Ai Cập giữa những người ủng hộ và những người chống đối Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi đang trở nên sâu sắc hơn, bất chấp những lời kêu gọi tự chế của cộng đồng quốc tế.
Hôm thứ 3, chính phủ Mỹ lại một lần nữa cảnh báo Ai Cập rằng việc đàn áp những người ủng hộ ông Morsi và việc bắt giữ nhiều người thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ song phương, kể cả khoản viện trợ hàng năm 1,5 tỉ đôla mà Hoa Kỳ dành cho Ai Cập.
Về việc này, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest, phát biểu như sau:
"Chính phủ lâm thời Ai Cập đã đưa ra lời hứa quay lại với một chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ. Những hành vi bạo động mà họ thực hiện tuần trước và tiếp tục cho đến cuối tuần trước và đầu tuần này đi ngược với lời hứa đó. Và điều đó là một yếu tố mà chúng tôi đang xem trong cuộc duyệt xét về mối quan hệ viện trợ và trợ giúp."
Mặc dù vậy, ông Earnest cũng khẳng định một cách mạnh mẽ là Hoa Kỳ không cúp viện trợ kinh tế cho Ai Cập.
Cả ông Earnest và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf, đều nói rằng việc cung cấp viện trợ được qui định bởi luật pháp và không thể bị cắt đứt trong một sớm một chiều. Bà Harf nói:
"Ngay lúc này, tất cả các chuyên gia của chúng tôi đang xem xét tới mọi khoản viện trợ mà chúng tôi dành Ai Cập và tìm cách xác định xem có sự hạn chế nào mà pháp luật đòi hỏi chúng tôi áp dụng hay không. Và cho tới khi có được một quyết định tổng thể về những gì chúng tôi phải làm, chúng tôi sẽ tiếp tục thanh toán các hóa đơn của mình, nhưng sẽ xem xét một cách rất cẩn thận những gì chúng tôi đang làm."
Hôm thứ hai, ký giả Josh Rogin của tờ Newsweek cho biết Washington đã âm thầm quyết định ngưng cung cấp khoản viện trợ quân sự 585 triệu đô la mà theo kế hoạch trước đây sẽ được giải ngân vào cuối tháng 9. Ông nói thêm như sau:
"Chính phủ Mỹ từng hy vọng, Tòa Bạch Ốc từng hy vọng là những vụ việc ở Ai Cập sẽ dịu bớt và chính phủ ở Cairo sẽ hướng tới mục tiêu hòa giải hòa hợp nhiều hơn. Bây giờ điều đó dường như không còn khả thi, cho nên chính phủ Mỹ đã quyết định đổi hướng và tiến tới chỗ áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn."
Ông Rogin trích lời các giới chức ẩn danh nói rằng Hoa Kỳ cũng đình chỉ kế hoạch chuyển giao các loại máy bay quân sự cho Ai Cập và ngưng ký thác các ngân khoản viện trợ trực tiếp cho chính phủ Ai Cập.
Luật pháp Mỹ đòi hỏi cúp viện trợ cho những nước mà chính phủ dân cử bị lật đổ bởi một cuộc đảo chánh quân sự.
Washington từ chối gọi vụ lật đổ ông Morsi là một cuộc đảo chánh. Các nhà phân tích cho rằng chính quyền Obama đang tìm cách cân bằng giữa việc duy trì mối quan hệ hợp tác kéo dài nhiều thập niên với quân đội Ai Cập và việc bày tỏ sự bất mãn đối với vụ lật đổ ông Morsi.
Tình trạng phân cực ở Ai Cập giữa những người ủng hộ và những người chống đối Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi đang trở nên sâu sắc hơn, bất chấp những lời kêu gọi tự chế của cộng đồng quốc tế.
Hôm thứ 3, chính phủ Mỹ lại một lần nữa cảnh báo Ai Cập rằng việc đàn áp những người ủng hộ ông Morsi và việc bắt giữ nhiều người thuộc phong trào Huynh đệ Hồi giáo có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ song phương, kể cả khoản viện trợ hàng năm 1,5 tỉ đôla mà Hoa Kỳ dành cho Ai Cập.
Về việc này, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest, phát biểu như sau:
"Chính phủ lâm thời Ai Cập đã đưa ra lời hứa quay lại với một chính phủ dân sự được bầu lên một cách dân chủ. Những hành vi bạo động mà họ thực hiện tuần trước và tiếp tục cho đến cuối tuần trước và đầu tuần này đi ngược với lời hứa đó. Và điều đó là một yếu tố mà chúng tôi đang xem trong cuộc duyệt xét về mối quan hệ viện trợ và trợ giúp."
Mặc dù vậy, ông Earnest cũng khẳng định một cách mạnh mẽ là Hoa Kỳ không cúp viện trợ kinh tế cho Ai Cập.
Cả ông Earnest và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf, đều nói rằng việc cung cấp viện trợ được qui định bởi luật pháp và không thể bị cắt đứt trong một sớm một chiều. Bà Harf nói:
"Ngay lúc này, tất cả các chuyên gia của chúng tôi đang xem xét tới mọi khoản viện trợ mà chúng tôi dành Ai Cập và tìm cách xác định xem có sự hạn chế nào mà pháp luật đòi hỏi chúng tôi áp dụng hay không. Và cho tới khi có được một quyết định tổng thể về những gì chúng tôi phải làm, chúng tôi sẽ tiếp tục thanh toán các hóa đơn của mình, nhưng sẽ xem xét một cách rất cẩn thận những gì chúng tôi đang làm."
Hôm thứ hai, ký giả Josh Rogin của tờ Newsweek cho biết Washington đã âm thầm quyết định ngưng cung cấp khoản viện trợ quân sự 585 triệu đô la mà theo kế hoạch trước đây sẽ được giải ngân vào cuối tháng 9. Ông nói thêm như sau:
"Chính phủ Mỹ từng hy vọng, Tòa Bạch Ốc từng hy vọng là những vụ việc ở Ai Cập sẽ dịu bớt và chính phủ ở Cairo sẽ hướng tới mục tiêu hòa giải hòa hợp nhiều hơn. Bây giờ điều đó dường như không còn khả thi, cho nên chính phủ Mỹ đã quyết định đổi hướng và tiến tới chỗ áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn."
Ông Rogin trích lời các giới chức ẩn danh nói rằng Hoa Kỳ cũng đình chỉ kế hoạch chuyển giao các loại máy bay quân sự cho Ai Cập và ngưng ký thác các ngân khoản viện trợ trực tiếp cho chính phủ Ai Cập.
Luật pháp Mỹ đòi hỏi cúp viện trợ cho những nước mà chính phủ dân cử bị lật đổ bởi một cuộc đảo chánh quân sự.
Washington từ chối gọi vụ lật đổ ông Morsi là một cuộc đảo chánh. Các nhà phân tích cho rằng chính quyền Obama đang tìm cách cân bằng giữa việc duy trì mối quan hệ hợp tác kéo dài nhiều thập niên với quân đội Ai Cập và việc bày tỏ sự bất mãn đối với vụ lật đổ ông Morsi.