HÀ NỘI —
Nghị định về quản lý internet của Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực vào chủ nhật này. Những người chỉ trích nói rằng những luật lệ mới này nhắm tới việc bóp nghẹt tự do ngôn luận trên mạng và có thể làm cho các doanh nghiệp không muốn làm ăn ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Hà Nội nói rằng luật mới có mục đích bảo vệ tài sản trí thức và chống nạn đạo văn. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown gởi về bài tường thuật sau đây.
Các chính phủ nước ngoài, các nhân vật tranh đấu nhân quyền và các công ty internet đã chỉ trích những luật lệ mới của Việt Nam về nội dung internet mà họ nói là đe dọa quyền tự do ngôn luận.
Nghị định 72 đòi hỏi các trang blog và các trang mạng xã hội khác chỉ được đăng tải thông tin cá nhân. Nghị định cũng đòi hỏi các công ty trong nước phải theo dõi các trang mạng để ngăn chặn những nội dung bất hợp pháp. Danh sách dài của những hoạt động bị cấm bao gồm “mê tín dị đoan”, “phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Vấn đề trừng phạt những vụ vi phạm còn đang trong vòng soạn thảo.
Những người chỉ trích nói rằng Nghị định 72 có từ ngữ mơ hồ và quá bao quát và theo họ, đây là những dấu hiệu cho thấy luật này nhắm tới việc làm im tiếng những người chỉ trích chính phủ trên mạng.
Ông Adam Sitkoff của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho biết ý kiến như sau.
"Quá trình làm luật ở Việt Nam thường không rõ ràng. Tuy việc tham khảo ý kiến của những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và quan tâm được thực hiện, nhưng các luật lệ đôi khi tạo ra những hậu quả ngoài ý muốn, gây phương hại cho môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam."
Đứng trước những sự chỉ trích này, Hà Nội đã lên tiếng bênh vực cho luật mới. Một bài viết đăng trên tờ Nhân dân của Đảng Cộng Sản ngày 6 tháng 8 nói rằng tuy phần lớn những người sử dụng internet ở Việt Nam thông tin liên lạc với nhau một cách có văn hóa, nhưng có một số người dùng phương tiện truyền thông xã hội làm nơi thực hiện những hành vi “thiếu văn hóa, bôi nhọ danh dự, uy tín của người khác”, và “xuyên tạc, công kích quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, lôi kéo, hô hào, kích động sữ chống đối …” Bài viết nói thêm rằng “thực trạng đó cho thấy việc lành mạnh hóa và việc quản lý bằng pháp luật đối với internet là hết sức cần thiết.”
Việc bảo vệ bản quyền ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết và những người bênh vực Nghị định 72 nói rằng những luật lệ mới này có ích cho các nhà xuất bản và những người sản xuất phần mềm.
Ông Đỗ Anh Minh, chủ biên trang mạng Tech in Asia cho biết luật này một phần là kết quả của hai vụ kiện. Vụ thứ nhất liên quan tới trang mạng tin tức Báo Mới, là nơi đăng lại những bài viết của báo chí trong nước mà không xin phép.
"Các tờ báo đã cùng nhau kiện Báo Mới. Đó là phần vận động của giới báo chí."
Vụ thứ nhì là vụ Nhạc Của Tui, một trang mạng mà những người sản xuất trò chơi điện tử và những người chơi game chia sẻ trò chơi trên mạng. Nhưng địa điểm này gây ra một vụ tranh cãi hồi đầu năm nay vì có nhiều trò chơi bị sao chép lậu.
Ông Minh cho rằng những sự hạn chế đối với những nội dung có thể được đăng lại sẽ có ích cho sự bảo vệ chống lại nạn sao chép trái phép.
"Vấn đề này trên cơ bản là vấn đề tác quyền. Tôi nói chuyện với một vài người bạn trong công nghiệp trò chơi điện tử. Đối với họ thì đây là việc tốt vì họ có được sự bảo vệ của pháp luật cho các game của họ."
Việt Nam có hơn 13 triệu người chơi video game và công nghiệp này đang phát triển một cách nhanh chóng. Ông Nguyễn Tuấn Huy là người sáng lập Emobi Games, một trong các công ty trò chơi điện tử hàng đầu ở Việt Nam. Ông nói rằng tuy ông không đồng ý với mọi phần của Nghị định 72, nhưng luật này có thể giúp ích cho công nghiệp trò chơi điện tử.
"Luật này tốt, vì tại thời điểm này bất cứ việc gì mà chính phủ làm là tốt hơn không làm gì cả. Ba năm trước chính phủ không làm gì cho công nghiệp trò chơi điện tử cho nên chúng tôi lâm vào một tình huống rất khó khăn."
Việt Nam đang tham gia các cuộc thương thuyết về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái bình dương TPP, một tổ chức thương mại tự do do Hoa Kỳ dẫn đầu. Hiện chưa rõ những sự hạn chế mới có thể có đối với tự do ngôn luận hay những sự bảo vệ tác quyền sẽ ảnh hưởng tới cuộc thương thuyết này như thế nào.
Về vấn đề này, ông Sitkoff của Phòng Thương mại Mỹ cho biết như sau.
"Cuộc thương thuyết không diễn ra công khai nên khó mà biết được Việt Nam sẽ phải làm những gì về vấn đề quyền sở hữu tài sản trí thức và những vấn đề tương tự. Tôi nghĩ rằng có một việc mà nhiều người nhận thấy là trong số 12 nước tham gia cuộc thương thuyết TPP, Việt Nam là nước kém phát triển nhất và Việt Nam là nước còn cần phải làm nhiều việc nhất."
Theo dự liệu, các nước thành viên TPP có bổn phận bảo vệ tài sản trí thức của các nước thành viên khác. Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam cho đài VOA biết trong một văn thư rằng chính phủ Việt Nam đã đặt nền tảng pháp lý cho việc chấp hành qui định về quyền tài sản trí thức, nhưng còn nhiều việc cần phải làm để ngăn chận “sự vi phạm bản quyền trên qui mô thương mại.”
Các chính phủ nước ngoài, các nhân vật tranh đấu nhân quyền và các công ty internet đã chỉ trích những luật lệ mới của Việt Nam về nội dung internet mà họ nói là đe dọa quyền tự do ngôn luận.
Nghị định 72 đòi hỏi các trang blog và các trang mạng xã hội khác chỉ được đăng tải thông tin cá nhân. Nghị định cũng đòi hỏi các công ty trong nước phải theo dõi các trang mạng để ngăn chặn những nội dung bất hợp pháp. Danh sách dài của những hoạt động bị cấm bao gồm “mê tín dị đoan”, “phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
Vấn đề trừng phạt những vụ vi phạm còn đang trong vòng soạn thảo.
Những người chỉ trích nói rằng Nghị định 72 có từ ngữ mơ hồ và quá bao quát và theo họ, đây là những dấu hiệu cho thấy luật này nhắm tới việc làm im tiếng những người chỉ trích chính phủ trên mạng.
Ông Adam Sitkoff của Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho biết ý kiến như sau.
"Quá trình làm luật ở Việt Nam thường không rõ ràng. Tuy việc tham khảo ý kiến của những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và quan tâm được thực hiện, nhưng các luật lệ đôi khi tạo ra những hậu quả ngoài ý muốn, gây phương hại cho môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam."
Đứng trước những sự chỉ trích này, Hà Nội đã lên tiếng bênh vực cho luật mới. Một bài viết đăng trên tờ Nhân dân của Đảng Cộng Sản ngày 6 tháng 8 nói rằng tuy phần lớn những người sử dụng internet ở Việt Nam thông tin liên lạc với nhau một cách có văn hóa, nhưng có một số người dùng phương tiện truyền thông xã hội làm nơi thực hiện những hành vi “thiếu văn hóa, bôi nhọ danh dự, uy tín của người khác”, và “xuyên tạc, công kích quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước, lôi kéo, hô hào, kích động sữ chống đối …” Bài viết nói thêm rằng “thực trạng đó cho thấy việc lành mạnh hóa và việc quản lý bằng pháp luật đối với internet là hết sức cần thiết.”
Việc bảo vệ bản quyền ở Việt Nam còn nhiều khiếm khuyết và những người bênh vực Nghị định 72 nói rằng những luật lệ mới này có ích cho các nhà xuất bản và những người sản xuất phần mềm.
Ông Đỗ Anh Minh, chủ biên trang mạng Tech in Asia cho biết luật này một phần là kết quả của hai vụ kiện. Vụ thứ nhất liên quan tới trang mạng tin tức Báo Mới, là nơi đăng lại những bài viết của báo chí trong nước mà không xin phép.
"Các tờ báo đã cùng nhau kiện Báo Mới. Đó là phần vận động của giới báo chí."
Vụ thứ nhì là vụ Nhạc Của Tui, một trang mạng mà những người sản xuất trò chơi điện tử và những người chơi game chia sẻ trò chơi trên mạng. Nhưng địa điểm này gây ra một vụ tranh cãi hồi đầu năm nay vì có nhiều trò chơi bị sao chép lậu.
Ông Minh cho rằng những sự hạn chế đối với những nội dung có thể được đăng lại sẽ có ích cho sự bảo vệ chống lại nạn sao chép trái phép.
"Vấn đề này trên cơ bản là vấn đề tác quyền. Tôi nói chuyện với một vài người bạn trong công nghiệp trò chơi điện tử. Đối với họ thì đây là việc tốt vì họ có được sự bảo vệ của pháp luật cho các game của họ."
Việt Nam có hơn 13 triệu người chơi video game và công nghiệp này đang phát triển một cách nhanh chóng. Ông Nguyễn Tuấn Huy là người sáng lập Emobi Games, một trong các công ty trò chơi điện tử hàng đầu ở Việt Nam. Ông nói rằng tuy ông không đồng ý với mọi phần của Nghị định 72, nhưng luật này có thể giúp ích cho công nghiệp trò chơi điện tử.
"Luật này tốt, vì tại thời điểm này bất cứ việc gì mà chính phủ làm là tốt hơn không làm gì cả. Ba năm trước chính phủ không làm gì cho công nghiệp trò chơi điện tử cho nên chúng tôi lâm vào một tình huống rất khó khăn."
Việt Nam đang tham gia các cuộc thương thuyết về Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái bình dương TPP, một tổ chức thương mại tự do do Hoa Kỳ dẫn đầu. Hiện chưa rõ những sự hạn chế mới có thể có đối với tự do ngôn luận hay những sự bảo vệ tác quyền sẽ ảnh hưởng tới cuộc thương thuyết này như thế nào.
Về vấn đề này, ông Sitkoff của Phòng Thương mại Mỹ cho biết như sau.
"Cuộc thương thuyết không diễn ra công khai nên khó mà biết được Việt Nam sẽ phải làm những gì về vấn đề quyền sở hữu tài sản trí thức và những vấn đề tương tự. Tôi nghĩ rằng có một việc mà nhiều người nhận thấy là trong số 12 nước tham gia cuộc thương thuyết TPP, Việt Nam là nước kém phát triển nhất và Việt Nam là nước còn cần phải làm nhiều việc nhất."
Theo dự liệu, các nước thành viên TPP có bổn phận bảo vệ tài sản trí thức của các nước thành viên khác. Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam cho đài VOA biết trong một văn thư rằng chính phủ Việt Nam đã đặt nền tảng pháp lý cho việc chấp hành qui định về quyền tài sản trí thức, nhưng còn nhiều việc cần phải làm để ngăn chận “sự vi phạm bản quyền trên qui mô thương mại.”