Đường dẫn truy cập

Chủ công ty ‘đại diện’ cho ông Hun Sen mua tờ Phnom Penh Post


Báo Nhật ngữ Phnom Penh Post tại sạp báo ở Campuchia.
Báo Nhật ngữ Phnom Penh Post tại sạp báo ở Campuchia.

Tờ Phnom Penh Post, nhật báo tiếng Anh của Campuchia, đã bị một nhà đầu tư Malysia mua lại giữa lúc trang web của chủ mới nói rằng Thủ tướng Campuchia Hun Sen là một trong các khách hàng của công ty họ.

Các nhóm nhân quyền chỉ trích rằng việc đổi chủ này là một "thảm họa" cho tự do báo chí trước thềm cuộc tổng tuyển cử, theo hãng tin Reuters.

Ông Hun Sen nắm quyền suốt 33 năm qua, và các đồng minh của ông đã đàn áp những người chỉ trích chính phủ và các chính trị gia đối lập, các hãng truyền thông độc lập, cũng như các nhóm nhân quyền, trước ngày diễn ra tổng tuyển cử 29/7 sắp tới.

Nhật báo Phnom Penh Post được thành lập vào năm 1992, và đã gầy dựng được danh tiếng vì đưa các tin tức độc lập, nhưng đây cũng là tiếng nói chỉ trích chính phủ về các vấn đề như lâm tặc và tệ tham nhũng.

Hôm 5/5, ông Bill Clough, ông chủ người Úc của tờ báo từ năm 2008 cho đến nay, tuyên bố đã bán tờ nhật báo. Chủ sở hữu là một nhà đầu tư người Malaysia, ông Sivakumar Ganapathy.

Tổng biên tập của nhật báo hôm 7/5 cho biết ông đã bị sa thải vì cho phép công bố một bài viết về việc bán tờ báo này, trong khi một số nhân viên viết trên mạng xã hội rằng họ đã nghỉ việc.

Trong khi đó, ông chủ mới Sivakumar Ganapathy nói bản tin đó là “một nỗi hổ thẹn” và nói rằng ba nhân viên, trong đó có tổng biên tập, đã bị sa thải.

Ông Ganapathy là giám đốc điều hành của Asia Public Relations Consultants Sdn Bhd, công ty chuyên về quan hệ công chúng và quảng cáo có trụ sở ở Kuala Lumpur.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen.

Trang web của công ty này đề cập đến “Campuchia và việc ông Hun Sen tham chính” là một trong những dự án của công ty. Trang web cũng cho biết rằng ông Ganapathy lãnh đạo một nhóm quản lý các “hoạt động ngầm” cho các khách hàng, nhưng không nói rõ.

Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á, cho biết thỏa thuận bán tờ Phnom Penh Post là một “thảm họa cho tự do báo chí” và rằng “lý do chính đáng duy nhất cho việc mua lại này là để che giấu phạm vi quan trọng của chính phủ mà tờ báo này đã đăng tin.”

Trong một tuyên bố hôm 7/5, ông Ganapathy đã lên án tin tức về vụ mua bán này giống như việc “phá hoại nội bộ” và “gây tổn hại lớn đến nguyên tắc hướng dẫn mua và tiếp quản tờ Phnom Penh Post.”

Ông cho biết tổng biên tập Kay Kimsong, và hai nhân viên khác đã bị sa thải.

Một số nguồn tin làm việc ở tờ báo này cho biết đã có một cuộc biểu tình ngắn tại các văn phòng hôm thứ 7/5 về vụ tổng biên tập bị sa thải.

Ông Huy Vannak, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nói với Reuters rằng chính phủ hoan nghênh "tất cả các nhà đầu tư" đến Campuchia. Ông không nêu cụ thể sự liên kết nào giữa chủ sở hữu mới của tờ báo và chính phủ Campuchia.

Vào năm ngoái, khoảng 30 đài phát thanh đã bị đóng cửa và kể cả tờ Campuchia Daily, một đối thủ tiếng Anh lâu năm của tờ Phnom Penh Post, đã đóng cửa sau khi chính phủ ra lệnh truy thu hàng triệu đôla tiền thuế, và nếu không trả thì phải đóng cửa.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG