Đường dẫn truy cập

Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực?


Một người đàn ông chụp ảnh selfie gần một bức ảnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được trưng bày trong một cuộc triển lãm tại bảo tàng quân sự ở Bắc Kinh, 24/10/2016.
Một người đàn ông chụp ảnh selfie gần một bức ảnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được trưng bày trong một cuộc triển lãm tại bảo tàng quân sự ở Bắc Kinh, 24/10/2016.

Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Quốc cần các luật lệ nhằm củng cố “đội ngũ lãnh đạo cốt lõi”, Reuters dẫn lại Nhân dân Nhật báo, nhận định rằng tờ báo đảng đang ám chỉ việc tập trung hóa quyền lực thêm nữa cho Chủ tịch Tập Cận Bình sau nhiều thập kỷ duy trì hình thức lãnh đạo tập thể.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thông báo rằng các quy định về đời sống chính trị bên trong đảng sẽ được mang ra thảo luận trong hội nghị trung ương kéo dài 4 ngày, khai mạc hôm 24/10.

Các quy định này được giới thiệu năm 1980 nhằm ngăn chặn tình trạng tôn sùng cá nhân, sau khi sự nắm quyền của Chủ tịch Mao Trạch Đông đã đẩy đất nước vào tình trạng hỗn loạn trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa.

Các quy định nhằm mục đích làm rõ rằng quyền lực không thể được đặt trong tay của một người, hoặc một nhóm nhỏ như Bè lũ Bốn tên, do vợ của ông Mao đứng đầu nhằm thâu tóm quyền lực sau khi chồng qua đời năm 1976.

Trong bài bình luận dài trên trang nhất, Nhân nhân Nhật báo viết rằng kể từ năm 1980, các quy định trên đã bảo đảm rằng đời sống chính trị bên trong đảng đã “trở lại bình thường”, và giúp mang lại ba thập kỷ bùng nổ kinh tế.

Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết thêm rằng sau 36 năm, các nhà lãnh đạo tại hội nghị trung ương sẽ đặt ra các quy định mới.

Điều này sẽ “củng cố đội ngũ lãnh đạo cốt lõi năng động hơn và mạnh hơn, sẵn sàng và chờ đợi dẫn dắt Trung Quốc tại điểm khởi đầu mới”.

Nhân dân Nhật báo không nói rõ các quy định sẽ được thay đổi như thế nào.

Cố lãnh đạo đầy quyền lực của Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình, là người khởi xướng thuật ngữ lãnh đạo “cốt lõi” để chỉ ông Mao Trạch Đông là lãnh đạo thế hệ đầu của Trung Quốc, bản thân ông Đặng là thế hệ hai và ông Giang Trạch Dân là thế hệ thứ ba.

Thuật ngữ này có nghĩa là họ có quyền lực tối thượng và không thể bị xét hỏi. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình chưa xác nhận tiếp tục theo đuổi xu hướng đó.

Kể từ khi nhậm chức gần 4 năm trước, ông Tập đã nhanh chóng củng cố quyền lực, trong đó có việc đứng đầu một nhóm cải cách kinh tế và tự bổ nhiệm mình làm tổng tư lệnh quân đội.

Theo Reuters, hội nghị trung ương sẽ diễn ra một cách bí mật, và khi bế mạc vào ngày 27/10, Tân Hoa Xã sẽ đăng tải một thông cáo dài, đầy rẫy các thuật ngữ cường điệu của cộng sản về những điều hội nghị đã đạt được.

Các quy định mới nhằm thúc đẩy chiến dịch của ông Tập nhắm vào tình trạng tham nhũng bám rễ sâu ở Trung Quốc cũng sẽ được công bố vào cuối kỳ hội nghị, báo chí nhà nước đưa tin.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG