Đường dẫn truy cập

Chuyến công du Hàn Quốc, Nhật Bản của TT Biden nhắm vào Trung Quốc


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ công du châu Á từ ngày 19/5.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ công du châu Á từ ngày 19/5.

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden khởi hành chuyến công du 6 ngày tới Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm mục đích thắt chặt quan hệ với các nhà lãnh đạo của hai nước này đồng thời gửi một thông điệp không thể nhầm lẫn tới Trung Quốc: Cuộc xâm lược đang loạng quạng của Nga vào Ukraine cảnh báo Bắc Kinh nên tạm ngưng khuấy động ở Thái Bình Dương, theo AP.

Ông Biden khởi hành chuyến công du vào ngày 19/5 và sẽ gặp tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Các cuộc họp của họ sẽ bàn về thương mại, gia tăng khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng toàn cầu, lo ngại gia tăng về chương trình hạt nhân của Triều Tiên và dịch bệnh COVID-19 bột phát ở quốc gia này.

Trong thời gian ở Nhật Bản, ông Biden cũng sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác của liên minh chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương được gọi là Quad, hay bộ tứ bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Hoa Kỳ dưới thời ông Biden đã xây dựng một mặt trận thống nhất với các đồng minh dân chủ, kết hợp sức mạnh kinh tế của họ để khiến Nga phải trả giá cho cuộc xâm lược Ukraine. Liên minh đó bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhưng ngay cả khi ông Biden được ông Yoon thiết đãi quốc yến và tổ chức các cuộc trò chuyện thân mật với ông Kishida, Tổng thống Mỹ biết rằng những mối quan hệ đó cần phải được đào sâu để chúng trở thành đối trọng với tham vọng của Trung Quốc.

“Chúng tôi nghĩ rằng chuyến đi này sẽ thể hiện toàn diện chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Tổng thống Biden và sau đó nó sẽ hiển thị bằng màu sắc sống động, Hoa Kỳ có thể cùng lúc dẫn đầu thế giới tự do trong phản ứng với cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, và điều đó đồng thời cho thấy sự lãnh đạo hiệu quả, có nguyên tắc của Mỹ và sự tham gia vào một khu vực sẽ định hình phần lớn tương lai của thế kỷ 21”, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết.

Sự quyết đoán về quân sự của Trung Quốc đã tăng lên trong suốt nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, với các hành động khiêu khích của Bắc Kinh thường xuyên khiến khu vực trở nên khó khăn hơn.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 18/5 chỉ trích những gì mà ông gọi là động thái tiêu cực của Washington và Tokyo chống lại Bắc Kinh trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi.

“Điều gây chú ý và cảnh giác trên thực tế là, ngay cả trước khi nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu cuộc gặp, cái gọi là luận điệu chung chống Trung Quốc của Nhật Bản và Hoa Kỳ đã nổi lên”, ông Vương nói, theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Trong khi đó, Hàn Quốc có thể nghiêng về phía Mỹ dưới thời ông Yoon, người nhậm chức vào tuần trước. Tân Tổng thống của Hàn Quốc đã chỉ trích người tiền nhiệm của mình là “phụ thuộc” vào Trung Quốc bằng cách tìm cách cân bằng các mối quan hệ với Washington và Bắc Kinh. Để vô hiệu hóa các mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên, ông Yoon quyết tâm tìm kiếm một cam kết an ninh mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ.

Ông Sullivan xác nhận rằng ông Biden sẽ sử dụng chuyến đi để khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương được mong đợi từ lâu, một hiệp ước được đề xuất nhằm đặt ra các quy tắc cho thương mại và tiêu chuẩn kỹ thuật số, đảm bảo chuỗi cung ứng đáng tin cậy, bảo vệ người lao động, khử cacbon và các vấn đề về thuế và chống tham nhũng.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG