Ông Yanukovych được coi là người thân Nga hơn so với người tiền nhiệm Viktor Yushchenko, người hùng của cuộc Cách mạng Cam năm 2004 chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Yanukovych.
Nhưng kể từ khi lên nhậm chức hồi tháng Hai, ông Yanukovych đã phát đi các thông điệp hòa giải với phương Tây, mà trong đó việc ông đi thăm Brussels chứ không phải Moscow trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở Washington hồi tháng Tư với Tổng thống Obama, nhà lãnh đạo Ukraina thông báo rằng nước ông từ bỏ toàn bộ kho dự trữ 90kg uranium làm giàu ở mức độ cao tới mức đủ để sản xuất một số vũ khí hạt nhân.
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề châu Aâu, ông Philip Gordon nói rằng Ukraina có ‘toàn quyền’ muốn thúc đẩy quan hệ gần gũi với Nga, nhưng các giới chức Hoa Kỳ cảm thấy lạc quan vì ông Yanukovych bầy tỏ ý muốn củng cố quan hệ tốt đẹp với cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ.
Ông Gordon nói rằng ông hy vọng việc cải thiện trong mối bang giao Hoa Kỳ - Nga, nổi bật là chuyến thăm của Tổng thống Dmitri Medvedev tới Washington tuần trước, sẽ tạo ra các khoảng trống chính trị để cho các nước Trung Âu theo đuổi một hướng đi độc lập.
Ông Gordon nói: “Chúng tôi muốn vượt qua ý niệm rằng an ninh và ngoại giao châu Âu là một trò chơi có kẻ thắng người thua và rằng các nước ở Trung Âu cần phải lựa chọn thân Nga hay thân Mỹ. Quả vậy, một trong những điều chúng tôi từng nói về mối quan hệ với Nga là khi Hoa Kỳ có mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga, thì điều đó thực sự mang lại lợi ích cho các nước ở Trung Âu vì họ không bị buộc phải lựa chọn hay định hướng bên này hay bên kia.”
Ông Gordon nhấn mạnh rằng việc chính quyền của Tổng thống Obama xác định lại quan hệ với Moscow là đem lại lợi ích cho cả hai cường quốc, và sẽ không bị ảnh hưởng bởi phát giác tuần này về một đường dây gián điệp Nga hoạt động ở Hoa Kỳ.
Bà Clinton cùng tham gia cuộc họp của Ủy ban Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - Ukraina với Ngoại trưởng Ukraina Konstyantyn Hryschchenko. Bà cũng sẽ gặp lãnh tụ phe đối lập đồng thời là cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko.
Sau Ukraina, bà Clinton tới Krakow, Ba Lan, vào ngày thứ Bảy để tham gia lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Cộng đồng Dân chủ, do cựu ngoại trưởng Madeleine Albright và cố ngoại trưởng Ba Lan Bronislaw Geremek thành lập hồi năm 2000.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng sẽ hội đàm với Ngoại trưởng đương nhiệm của Ba Lan là ông Radoslaw Sikorski, và sẽ tham dự lễ đặt vòng hoa tưởng niệm các nhà lãnh đạo Ba Lan, trong đó có Tổng thống Lech Kaczynski, bị thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Nga hồi tháng Tư.
Bà Clinton dự kiến sẽ tới thủ đô Baku của Azerbaijan vào xế ngày thứ Bảy để bắt đầu chuyến thăm ngắn tới Caucasus. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới khu vực này kể từ khi bà làm ngoại trưởng, trong đó có chặng dừng chân ở Armenia và Gruzia, kể từ khi bà nhậm chức.
Ngoại trưởng Clinton dự tính sẽ tái khẳng định hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho sự toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia, và cho việc thực thi đầy đủ lệnh ngừng bắn chấm dứt cuộc chiến ngắn ngày giữa Gruzia và Nga năm 2008.
Bà Clinton cũng sẽ hối thúc hành động huớng tới việc giải quyết cuộc tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan về Nagorno-Karabakh, cũng như nỗ lực mới tiến tới bình thường hóa toàn diện quan hệ giữa Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton hiện đang ở thủ đô Kyev của Ukraina, bắt đầu chuyến công du năm nước thuộc khu vực Trung Âu và vùng Caucasus. Bà Clinton hội đàm với các giới chức Ukraina, trong đó có Tổng thống Viktor Yanukovych, người được bầu trở lại nắm quyền sau sáu năm vắng bóng. Từ Kyev, thông tín viên VOA David Gollust gửi về bài tường trình sau đây.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1