Đường dẫn truy cập

'Cử tri Crimea ủng hộ việc sáp nhập Nga'


Giới hữu trách ở vùng Crimea của Ukraina cho biết 97% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ cho việc tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga.
Giới hữu trách ở vùng Crimea của Ukraina cho biết 97% cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ cho việc tách khỏi Ukraina để sáp nhập vào Nga.
Giới hữu trách tại nước cộng hòa ly khai Crimea của Ukraina thông báo các cử tri đã đồng lòng nhất trí việc sáp nhập lại với Nga trong một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi mà vì thế các nhà lãnh đạo phương Tây đang chuẩn bị các biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow. Hôm nay, quốc hội Crimea đã thông qua cuộc trưng cầu dân ý, tuyên bố độc lập và chính thức đệ nạp hồ sơ để trở thành một phần của Nga. Thông tín viên của Đài VOA Elizabeth Arrott tường thuật từ thủ phủ của Crimea là Simferopol.

Crimea đã chính thức lựa chọn việc tách khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga, dù trên thực tế người dân ở Crimea đã nằm dưới sự kiểm soát của Nga và lực lượng thân Nga.

Sau cuộc bỏ phiếu ủng hộ Nga hôm qua, quốc hội Crimea đã chính thức đệ nạp hồ sơ để trở thành một phần của Liên bang Nga.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau cuộc trưng cầu dân ý vẫn chưa hề rõ ràng, cả ở bán đảo ven biển Đen lẫn trong số các nhà lãnh đạo trên thế giới hiện vẫn còn chia rẽ giống như thời Chiến tranh Lạnh

Các nhà lập pháp tại Moscow cam kết sẽ gạt sang một bên các trở ngại về pháp lý để cho phép Crimea trở thành một phần của Liên bang Nga. Nhưng ngay lập tức xuất hiện các quan ngại về khu vực mà không có biên giới trên bộ với Nga, trong đó có việc cung cấp năng lượng, nước và các hàng hóa cơ bản khác mà Crimea hiện nhận từ Ukraine.

Nhưng lớn hơn là sự đối đầu giữa các bên về điều mà các nhà lãnh đạo phương Tây gọi là sự thôn tính Crimea của các lực lượng Nga cũng như cuộc trưng cầu dân lý bất hợp pháp.

Moscow bảo vệ bước đi tại Crimea là để giữ vững nguyên tắc tự quyết. Tin cho hay, một cuộc điện đàm giữa tổng thống Nga và Mỹ cũng không thể nào thu hẹp các khác biệt về quan điểm.

Các nhà quan sát quốc tế được chính phủ thân Nga ở Crimea mời tới đã lên tiếng bênh vực cuộc trưng cầu dân ý. Họ nói rằng điều này phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Quan sát viên từ Bỉ Frank Creyelman bác bỏ các chỉ trích, kể cả lời lên án từ tân chính phủ ở Kiev, rằng cuộc bỏ phiếu được tổ chức ngay trước nòng súng.

“Có đôi chút lạ kỳ là những người nói điều đó lại là những người đã gây bạo loạn trên đường phố để lên nắm quyền như thế”.

Moscow cũng thách thức giới lãnh đạo hiện thời ở Ukraina từng lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych sau khi xảy ra các cuộc biểu tình ủng hộ châu Âu của dân chúng hồi tháng trước, dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện thời.

Nhưng các ý định hậu thời kỳ Xô Viết của Nga với các nước láng giềng lâu nay vẫn là một mối lo ngại âm ỉ. Và trong khi Washington, Liên hiệp châu Âu và các nước khác từ chối thừa nhận cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, các nhà lãnh đạo phương Tây hiện lo lắng theo dõi xem động thái tiếp theo của Nga ở phần còn lại của Ukraina.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG