Đường dẫn truy cập

Cuộc tập trận chống khủng bố nêu bật cuộc vận động của TQ tiến vào Trung Á


Các khách tham quan thử các loại võ khí trong một cuộc trưng bày trang thiết bị của cảnh sát và các công nghệ chống khủng bố ở Bắc Kinh
Các khách tham quan thử các loại võ khí trong một cuộc trưng bày trang thiết bị của cảnh sát và các công nghệ chống khủng bố ở Bắc Kinh

Trung Quốc, Nga và nhiều nước Trung Á khác, tất cả đều là thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, tức SCO, vừa kết thúc một vòng thao diễn quân sự ồ ạt chống khủng bố ở Nội Mông. Ý nghĩa của các cuộc tập trận chung này là gì, tiếp theo một năm xảy ra nhiều vụ tấn công khủng bố bên trong Trung Quốc, nhất là trong vùng Tân Cương giáp ranh Trung Á hay có biến động? Thông tín viên Bill Ide tại Bắc Kinh đi tìm câu trả lời trong bài tường trình, do Tấn Chương trình bày:

Có ít nhất 7 ngàn binh sĩ tham gia cuộc tập trận chung được đặt tên là “Sứ mạng Hoà bình 2014.”

Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc nói một mục tiêu chủ yếu của các cuộc thao diễn kiểu tác chiến này là đè bẹp một tổ chức khủng bố đang âm mưu mở các cuộc tấn công nhằm chia rẽ đất nước và được sự hỗ trợ của cá tổ chức khủng bố nước ngoài.

Chuyên gia phân tích về Trung Á, ông Raffaello Pantucci phát biểu với đài VOA qua Skype về các cuộc tập trận này:

“Các cuộc tập trận này thoạt đầu chỉ là một sản phẩm cùa SCO, một tổ chức có có thể nói là nhằm xây dựng lòng tin trong khu vực và một thứ mà Trung Quốc muốn sử dụng để giúp xây dựng các mối quan hệ khu vực và giúp khai triển các quan hệ này. Các cuộc tập trận dần dà biến thành một thứ, một cuộc thao diễn thực sự có ích cho họ.”

Các cuộc tập trận thường được gọi đùa là một cơ hội để Nga phô trương vũ khí cho các khách hàng của mình. Và Trung Quốc đã gặp khó khăn trong khi giao tiếp với các quân đội khác bởi vì đa số những nước tham dự là từ Trung Á, và cùng với Moscow chia sẻ ngôn ngữ chung là tiếng Nga.

Nhưng theo ông Pantucci, điều đó đang thay đổi. Ông nói:

“Phía Trung Quốc đã trở nên rất hữu hiệu về việc gửi ngày càng nhiều các sĩ quan nói tiếng Nga đi dự các cuộc tập trận này. Sự quân bình của các cuộc tập trận này đã biến chuyển rõ rệt từ một thứ mà phía Trung Quốc dường như là kẻ đứng ngoài.”

Phần lớn, Trung Quốc vận dụng việc là nước chủ trì các cuộc tập trận để nêu bật điều họ coi là một mối đe doạ ngày càng tăng của chủ nghĩa khủng bố và cực đoan tôn giáo ở Tân Cương. Ngay trước khi bắt đầu các cuộc tập trận, Trung Quốc đã hành quyết 8 người bị tố cáo là tiến hành các cuộc tấn công khủng bố ở vùng Tân Cương hẻo lánh. Trung Quốc cũng công bố những đoạn băng hình chưa từng thấy trước đó cho thấy kẻ bị cho là chủ mưu một vụ tấn công vào quãng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái.

Sau đây là nhận định của chuyên gia phân tích Trung Á Alexander Cooley:

“SCO gần như ngay từ đầu đã chấp thuận khung sườn tiêu chuẩn của Trung Quốc là phòng chống 3 tệ nạn: khủng bố, ly khai và cực đoan đã trở thành một phần sứ mạng của SCO. Vì thế, sự hợp tác an ninh thực ra đi trước các kế hoạch kinh tế, nhưng Trung Quốc thực sự muốn thấy SCO trở thành một tấm mạng nhiều mặt qua đó tiến hành phần lớn công cuộc làm ăn ở Trung Á.”

Sự giao tiếp về kinh tế và an ninh với Trung Á đã phát triển kể từ khi Tổ chức Hợp tác Thượng Hải được thành lập năm 2001. Kể từ khi đó, mậu dịch thường niên với khu vực này đã tăng từ mức chưa đầy 1 tỷ đôla một năm lên tới trên 70 tỷ đôla một năm. Và trong khi Trung Quốc nói SCO không phải là một liên minh quân sự, yếu tố an ninh của mối quan hệ đang được theo dõi ngày càng chặt chẽ hơn nay khi Hoa Kỳ rút ra khỏi Afghanistan và Bắc Kinh cân nhắc mối bang giao của họ với Kabul trong tương lai.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG