RANGOON —
Giữa lúc chính phủ Miến Điện hứa cải cách và thay đổi, hàng trăm tù nhân chính trị vẫn còn sống lay lất sau song sắt, trong những điều kiện khủng khiếp - những nạn nhân của sự cai trị bằng bàn tay sắt của chính phủ trước đây. Ngay cả những người đã được trả tự do cũng cảnh báo là họ vẫn còn phải đối mặt với những thách thức sau khi rời khỏi nhà tù. Từ Rangoon, Thông tín viên Đài VOA tường trình.
Tại thành phố chính của Miến Điện, tiến độ tiến triển chậm chạp giữa lúc phát triển kinh tế và cải cách chính trị thành hình.
Tuy nhiên trong khi nhiều doanh nhân nước ngoài nhanh chóng quên quá khứ đầy khó khăn của Miến Điện, nhiều cư dân hiện vẫn còn một di sản sợ hãi và kiểm soát do nhiều thập niên dưới sự cai trị khắc nghiệt của quân đội để lại.
Đối với cựu tù nhân chính trị Jaa Sao, du khách đến nước ông gia tăng có nghĩa là được trả thêm nhiều tiền.
Ông đã trải qua sáu năm trong song sắt vì những hoạt động chính trị của ông và nằm trong số những tù nhân đầu tiên được chính phủ mới trả tự do vào năm ngoái.
Hiện nay, ông Jaa Sao và một ít cựu tù nhân chính trị thành lập một tổ chức kinh doanh mới - Xe Taxi cây Đàn Hạc Vàng.
Dù công việc kinh doanh tại Miến Điện đang phát triển, ông Jaa Sao chú trọng phát triển một loại công việc khác.
“Tôi không quan tâm đến việc chính phủ nói về thay đổi. Mối quan tâm của tôi là giúp bạn bè tôi còn ở trong tù và giúp họ xây dựng lại cuộc đời sau khi họ được trả tự do. Hiện nay, tôi không có khả năng giúp những người còn ở trong tù, do đó tôi giúp những người đã được trả tự do.”
Các cựu tù nhân gặp phải nhiều khó khăn trong thế giới bên ngoài như thất nghiệp hay bị hạn chế đi lại. Tại Rangoon, ông Jaa Sao và nhiều người như ông gặp nhau tại văn phòng Hiệp hội Trợ giúp những Tù nhân Chính trị để thảo luận những thách thức mới trong cuộc sống.
Cựu tù nhân chính trị Tu Kyi, bị tù hơn 10 năm nói sự đe dọa của chính phủ vẫn tiếp tục sau khi tù nhân được thả.
Ông nói: “Vấn đề lớn nhất ở đây là những người chung quanh lo ngại là nếu làm bạn với những cựu tù nhân, họ có thể bị nhà cầm quyền thẩm vấn. Do đó họ vẫn còn sợ hãi nhà cầm quyền.”
Ông Ko Thein thuộc Mặt trận Sinh viên Dân chủ toàn Miến Điện nằm trong số những người vừa được trả tự do mới đây nhất, trùng hợp với chuyến thăm lịch sử Miến Điện của Tổng thống Obama vào tháng 11.
Trong khi ông Ko Thein cảm thấy nhẹ nhõm khi được tự do, ông còn có những mối quan hệ chặt chẽ ông xây dựng được trong khi ở trong tù.
Ông Ko Thein nói: “Tôi sung sướng được sống với gia đình tôi nhưng tôi cảm thấy tội nghiệp cho những người còn lại trong tù. Vì trách nhiệm này, tôi mong muốn nhờ truyền thông gởi đi thông tin này.”
Chính phủ hứa trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị vào cuối năm nay. Không chắc chắn chuyện này sẽ xảy ra, nhưng có một điều chắc chắn là: Ông Jaa Sao và các bạn sẵn sàng giúp các bạn đồng tù trở về với cuộc sống bình thường.
Tại thành phố chính của Miến Điện, tiến độ tiến triển chậm chạp giữa lúc phát triển kinh tế và cải cách chính trị thành hình.
Tuy nhiên trong khi nhiều doanh nhân nước ngoài nhanh chóng quên quá khứ đầy khó khăn của Miến Điện, nhiều cư dân hiện vẫn còn một di sản sợ hãi và kiểm soát do nhiều thập niên dưới sự cai trị khắc nghiệt của quân đội để lại.
Đối với cựu tù nhân chính trị Jaa Sao, du khách đến nước ông gia tăng có nghĩa là được trả thêm nhiều tiền.
Ông đã trải qua sáu năm trong song sắt vì những hoạt động chính trị của ông và nằm trong số những tù nhân đầu tiên được chính phủ mới trả tự do vào năm ngoái.
Hiện nay, ông Jaa Sao và một ít cựu tù nhân chính trị thành lập một tổ chức kinh doanh mới - Xe Taxi cây Đàn Hạc Vàng.
Dù công việc kinh doanh tại Miến Điện đang phát triển, ông Jaa Sao chú trọng phát triển một loại công việc khác.
“Tôi không quan tâm đến việc chính phủ nói về thay đổi. Mối quan tâm của tôi là giúp bạn bè tôi còn ở trong tù và giúp họ xây dựng lại cuộc đời sau khi họ được trả tự do. Hiện nay, tôi không có khả năng giúp những người còn ở trong tù, do đó tôi giúp những người đã được trả tự do.”
Các cựu tù nhân gặp phải nhiều khó khăn trong thế giới bên ngoài như thất nghiệp hay bị hạn chế đi lại. Tại Rangoon, ông Jaa Sao và nhiều người như ông gặp nhau tại văn phòng Hiệp hội Trợ giúp những Tù nhân Chính trị để thảo luận những thách thức mới trong cuộc sống.
Cựu tù nhân chính trị Tu Kyi, bị tù hơn 10 năm nói sự đe dọa của chính phủ vẫn tiếp tục sau khi tù nhân được thả.
Ông nói: “Vấn đề lớn nhất ở đây là những người chung quanh lo ngại là nếu làm bạn với những cựu tù nhân, họ có thể bị nhà cầm quyền thẩm vấn. Do đó họ vẫn còn sợ hãi nhà cầm quyền.”
Ông Ko Thein thuộc Mặt trận Sinh viên Dân chủ toàn Miến Điện nằm trong số những người vừa được trả tự do mới đây nhất, trùng hợp với chuyến thăm lịch sử Miến Điện của Tổng thống Obama vào tháng 11.
Trong khi ông Ko Thein cảm thấy nhẹ nhõm khi được tự do, ông còn có những mối quan hệ chặt chẽ ông xây dựng được trong khi ở trong tù.
Ông Ko Thein nói: “Tôi sung sướng được sống với gia đình tôi nhưng tôi cảm thấy tội nghiệp cho những người còn lại trong tù. Vì trách nhiệm này, tôi mong muốn nhờ truyền thông gởi đi thông tin này.”
Chính phủ hứa trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị vào cuối năm nay. Không chắc chắn chuyện này sẽ xảy ra, nhưng có một điều chắc chắn là: Ông Jaa Sao và các bạn sẵn sàng giúp các bạn đồng tù trở về với cuộc sống bình thường.