Một đặc sứ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã tới bang Rakhine của Miến Điện sau một đợt bạo động khác nữa tại khu vực này.
Trong chuyến tham quan các trại tạm cư dành cho người Hồi Giáo Rohingya bị buộc phải dời cư, ông Tomas Ojea Quintana kêu gọi cư dân hãy tổ chức để giúp tìm ra một giải pháp hòa bình để giải quyết vụ bạo động. Ông nói:
“Cộng đồng Hồi Giáo các bạn cũng có trách nhiệm. Các bạn phải tổ chức chính mình để theo đuổi hòa bình. Tôi thật sự hy vọng rằng tình hình sẽ cải thiện. Tôi biết điều đó rất khó. Tôi biết sinh sống bây giờ nó khó khăn tới mức nào, nhưng tôi cam kết với các bạn rằng tôi sẽ cố gắng tìm ra một giải pháp.”
Ông Quintana dịp này còn gặp các thành viên của cộng đồng Phật Giáo Rakhine, và các giới chức cao cấp trong chính quyền tiểu bang.
Phát ngôn nhân của chính quyền tiểu bang nói với đài VOA rằng đã có một kế hoạch sẳn sàng để xây dựng niềm tin giữa các cộng đồng Phật giáo và Hồi Giáo. Ông nói:
“Thống đốc bang Rakhine nói với ông Quintana rằng họ đã thi hành một số đề nghị do Ủy ban Điều tra của chính phủ trung ương đưa ra để giải quyết vụ xung đột ở Rakhine. Thoạt tiên, một ủy ban do chính phủ thiết lập đã mở các cuộc họp riêng rẽ với lãnh đạo cộng đồng của cả hai bên - Rakhine và Bangali (Rohingya). Sau đó, các hoạt động xây dựng lòng tin, trong đó có các cuộc họp giữa hai cộng đồng sẽ được hoạch định.”
Bạo động giữa người Hồi Giáo và Phật Giáo tại bang Rakhine hồi năm ngoái đã giết chết hơn 200 người và khiến 140.000 người lâm vào cảnh vô gia cư. Một trận đụng độ giữa cảnh sát và các thành viên cộng đồng Rohingya hồi tuần trước đã giết chết ít nhất một người và khiến nhiều người bị thương.
Sau chuyến viếng thăm Rakhine, ông Quintana sẽ lên đường tới Rangoon để tham dự một cuộc họp với tổ chức Xã hội Dân sự, một tổ chức bao gồm nhiều nhóm bênh vực nhân quyền và các nhóm ủng hộ dân chủ.
(Bản tin này được soạn thảo với sự hợp tác của Ban Miến Ngữ- Ðài VOA)
Trong chuyến tham quan các trại tạm cư dành cho người Hồi Giáo Rohingya bị buộc phải dời cư, ông Tomas Ojea Quintana kêu gọi cư dân hãy tổ chức để giúp tìm ra một giải pháp hòa bình để giải quyết vụ bạo động. Ông nói:
“Cộng đồng Hồi Giáo các bạn cũng có trách nhiệm. Các bạn phải tổ chức chính mình để theo đuổi hòa bình. Tôi thật sự hy vọng rằng tình hình sẽ cải thiện. Tôi biết điều đó rất khó. Tôi biết sinh sống bây giờ nó khó khăn tới mức nào, nhưng tôi cam kết với các bạn rằng tôi sẽ cố gắng tìm ra một giải pháp.”
Ông Quintana dịp này còn gặp các thành viên của cộng đồng Phật Giáo Rakhine, và các giới chức cao cấp trong chính quyền tiểu bang.
Phát ngôn nhân của chính quyền tiểu bang nói với đài VOA rằng đã có một kế hoạch sẳn sàng để xây dựng niềm tin giữa các cộng đồng Phật giáo và Hồi Giáo. Ông nói:
“Thống đốc bang Rakhine nói với ông Quintana rằng họ đã thi hành một số đề nghị do Ủy ban Điều tra của chính phủ trung ương đưa ra để giải quyết vụ xung đột ở Rakhine. Thoạt tiên, một ủy ban do chính phủ thiết lập đã mở các cuộc họp riêng rẽ với lãnh đạo cộng đồng của cả hai bên - Rakhine và Bangali (Rohingya). Sau đó, các hoạt động xây dựng lòng tin, trong đó có các cuộc họp giữa hai cộng đồng sẽ được hoạch định.”
Bạo động giữa người Hồi Giáo và Phật Giáo tại bang Rakhine hồi năm ngoái đã giết chết hơn 200 người và khiến 140.000 người lâm vào cảnh vô gia cư. Một trận đụng độ giữa cảnh sát và các thành viên cộng đồng Rohingya hồi tuần trước đã giết chết ít nhất một người và khiến nhiều người bị thương.
Sau chuyến viếng thăm Rakhine, ông Quintana sẽ lên đường tới Rangoon để tham dự một cuộc họp với tổ chức Xã hội Dân sự, một tổ chức bao gồm nhiều nhóm bênh vực nhân quyền và các nhóm ủng hộ dân chủ.
(Bản tin này được soạn thảo với sự hợp tác của Ban Miến Ngữ- Ðài VOA)