TAIPEI —
Đài Loan định kỳ hạn là ngày thứ Ba để Philippines, nước láng giềng có chung vùng biển, phải xin lỗi vì cái chết của một ngư dân hồi tuần trước tại vùng lãnh hải phân chia đôi bên. Đài Loan tuyên bố nếu không nhận được lời xin lỗi họ sẽ triệu hồi đại sứ không chính thức của nước này ở Manila cũng như cấm lao động nhập cư từ Philippines. Thông tín viên VOA Ralph Jennings tại Đài Bắc tường thuật về các áp lực ở trong nước với cả hai bên đã đẩy cuộc tranh cãi leo thang.
Bộ Ngoại giao của Đài Loan đã đặt thời hạn 72 giờ, bắt đầu từ ngày thứ Ba, để Philippines phải xin lỗi công khai vì một sự việc xảy ra hôm thứ Năm tuần trước tại eo biển Luzon phân chia hai vùng có nhiều hoạt động đánh bắt cá. Chính phủ Đài Loan nói rằng nhân viên của Philippines đã bắn vào một chiếc thuyền tại vùng kinh tế biển chồng chéo nhau, làm một ngư dân địa phương 65 tuổi thiệt mạng. Đài Bắc hiện đe dọa sẽ trừng phạt Manila.
Manila đã ngỏ lời chia buồn với gia đình người đàn ông thiệt mạng, nhưng chưa đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào cho tới khi nào nước này kết thúc điều tra. Ông Raymond Wu, giám đốc điều hành của công ty tư vấn về các rủi ro chính trị e-Intelligence ở Đài Bắc, nói rằng Đài Loan sẽ tiếp tục phản đối.
Ông Wu cho biết: “Tôi tin rằng chính quyền sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế như họ nói liên quan tới mối quan hệ Philippines và Đài Loan. Tôi tin chắc rằng chính quyền sẽ làm một điều gì đó.”
Cả Đài Loan và Philippines hiện phải đối mặt với các áp lực chính trị ở trong nước và điều đó có thể ảnh hưởng tới kết cục của cuộc tranh chấp. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bị chỉ trích vì yếu kém trong chính sách đối ngoại trong khi đối thủ chính trị lâu nay của hòn đảo là Bắc Kinh lại gây được ảnh hưởng trên khắp thế giới nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có quy mô lớn của Trung Quốc.
Để chứng tỏ sức mạnh, Đài Bắc cho biết sẽ triệu hồi nhà ngoại giao hàng đầu của mình tại Manila và trục xuất đối tác Philippines tại Đài Bắc. Chính quyền hòn đảo cũng có thể cắt giảm hợp đồng của lao động nhập cư, một động thái có thể gây ảnh hưởng tới 88 nghìn người Philippines hiện đang ở Đài Loan. Người nhập cư kiếm được mức lương cao hơn ở Đài Loan so với ở quê nhà, nhưng thấp hơn mức thu nhập trung bình của người dân địa phương. Họ dành dụm tiền để làm ăn tại Đài Loan.
Hôm thứ Năm tuần trước, Trung Quốc ủng hộ lời kêu gọi xin lỗi của Đài Bắc. Cơ quan phụ trách các vấn đề liên quan tới Đài Loan của Bắc Kinh gọi vụ việc là ‘dã man’. Trung Quốc bấy lâu nay đã tuyên bố hòn đảo tự trị Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, nhưng cả hai bên đã có mối quan hệ tốt đẹp hơn kể từ khi Tổng thống Mã nhập chức vào năm 2008 với các cam kết gạt sang một bên các tranh chấp chính trị.
Tại Philippines, đảng cầm quyền của Tổng thống Benigno Aquino hôm nay đối mặt với các cuộc bầu cử giữa kỳ, và một lời xin lỗi trước khi các lá phiếu được kiểm có thể làm tổn hại hình ảnh của đảng trong khi ganh đua để giành hàng trăm ghế tại cơ quan lập pháp.
Ông Aquino được coi là người cứng rắn hơn về chính sách đối ngoại so với những người tiền nhiệm. Ông đã chống lại Bắc Kinh hồi năm ngoái liên quan tới tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông).
Bộ Ngoại giao của Đài Loan đã đặt thời hạn 72 giờ, bắt đầu từ ngày thứ Ba, để Philippines phải xin lỗi công khai vì một sự việc xảy ra hôm thứ Năm tuần trước tại eo biển Luzon phân chia hai vùng có nhiều hoạt động đánh bắt cá. Chính phủ Đài Loan nói rằng nhân viên của Philippines đã bắn vào một chiếc thuyền tại vùng kinh tế biển chồng chéo nhau, làm một ngư dân địa phương 65 tuổi thiệt mạng. Đài Bắc hiện đe dọa sẽ trừng phạt Manila.
Manila đã ngỏ lời chia buồn với gia đình người đàn ông thiệt mạng, nhưng chưa đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào cho tới khi nào nước này kết thúc điều tra. Ông Raymond Wu, giám đốc điều hành của công ty tư vấn về các rủi ro chính trị e-Intelligence ở Đài Bắc, nói rằng Đài Loan sẽ tiếp tục phản đối.
Ông Wu cho biết: “Tôi tin rằng chính quyền sẽ thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế như họ nói liên quan tới mối quan hệ Philippines và Đài Loan. Tôi tin chắc rằng chính quyền sẽ làm một điều gì đó.”
Cả Đài Loan và Philippines hiện phải đối mặt với các áp lực chính trị ở trong nước và điều đó có thể ảnh hưởng tới kết cục của cuộc tranh chấp. Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bị chỉ trích vì yếu kém trong chính sách đối ngoại trong khi đối thủ chính trị lâu nay của hòn đảo là Bắc Kinh lại gây được ảnh hưởng trên khắp thế giới nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có quy mô lớn của Trung Quốc.
Để chứng tỏ sức mạnh, Đài Bắc cho biết sẽ triệu hồi nhà ngoại giao hàng đầu của mình tại Manila và trục xuất đối tác Philippines tại Đài Bắc. Chính quyền hòn đảo cũng có thể cắt giảm hợp đồng của lao động nhập cư, một động thái có thể gây ảnh hưởng tới 88 nghìn người Philippines hiện đang ở Đài Loan. Người nhập cư kiếm được mức lương cao hơn ở Đài Loan so với ở quê nhà, nhưng thấp hơn mức thu nhập trung bình của người dân địa phương. Họ dành dụm tiền để làm ăn tại Đài Loan.
Hôm thứ Năm tuần trước, Trung Quốc ủng hộ lời kêu gọi xin lỗi của Đài Bắc. Cơ quan phụ trách các vấn đề liên quan tới Đài Loan của Bắc Kinh gọi vụ việc là ‘dã man’. Trung Quốc bấy lâu nay đã tuyên bố hòn đảo tự trị Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, nhưng cả hai bên đã có mối quan hệ tốt đẹp hơn kể từ khi Tổng thống Mã nhập chức vào năm 2008 với các cam kết gạt sang một bên các tranh chấp chính trị.
Tại Philippines, đảng cầm quyền của Tổng thống Benigno Aquino hôm nay đối mặt với các cuộc bầu cử giữa kỳ, và một lời xin lỗi trước khi các lá phiếu được kiểm có thể làm tổn hại hình ảnh của đảng trong khi ganh đua để giành hàng trăm ghế tại cơ quan lập pháp.
Ông Aquino được coi là người cứng rắn hơn về chính sách đối ngoại so với những người tiền nhiệm. Ông đã chống lại Bắc Kinh hồi năm ngoái liên quan tới tranh chấp lãnh hải ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông).