Một báo cáo từ Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc nói rằng mặc cho ít được truyền thông quốc tế để mắt tới, chính quyền Trung Quốc trong khu vực tự trị của người Tây Tạng gần đây đang bất ổn.
Bản báo cáo được đưa ra vào đầu tuần này kết luận rằng cách thức mà lực lượng an ninh Trung Quốc đối phó với các cuộc biểu tình ở quận Driru cho thấy quyết tâm mãnh liệt là bảo đảm những vụ việc tương tự được bịt kín. Ông Steve Marshall, cố vấn cấp cao của ủy ban và là giám đốc của chương trình dữ liệu về tù nhân, nói rằng nhà cầm quyền Trung Quốc xem Driru và hai quận lân cận (Sog và Drachen) là “những điểm nóng.” Ông nói:
“Trong quan điểm của họ, nếu tôi nói một cách bóng gió, là một đốm lửa ở xa. Thế nhưng họ không muốn đốm lửa ở xa đó lan rộng ra, chẳng hạn như tới Lhasa, là khu vực rất lớn và quan trọng”.
Ông nói thêm rằng các cuộc biểu tình nhắc các giới chức Trung Quốc về cuộc biểu tình tháng 3 năm 2008 ở Lhasa, trong đó người Tây Tạng đã tấn công vào người Hán và tài sản của họ.
Driru là khu vực có ít nhất 4 người Tây Tạng đã tự thiêu trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận có vụ tự thiêu nào ở quận này.
Ông Marshall nói rằng việc phủ nhận các vụ tự thiêu càng làm nổi bật vấn đề nhạy cảm của chính quyền Trung Quốc:
“Ðiều đó với tôi càng cho thấy mức độ nhạy cảm hơn khi họ đưa đến rất nhiều lực lượng an ninh, buộc người Tây Tạng phải tham gia vào những hoạt động thể hiện lòng yêu nước đối với Trung Quốc, bắt họ phải treo cờ Trung Quốc trên mái nhà.”
Vào tháng Tám, chính quyền khu tự trị Tây Tạng đã phát động một chiến dịch yêu nước đặc biệt ở Driru. Một tháng sau, những người dân làng bị ra lệnh phải treo lá cờ quốc gia của Trung Quốc trên mái nhà. Tuy nhiên, người dân ở ít nhất hai ngôi làng được biết đã ném những lá cờ xuống sông.
Kể từ đó, xuất hiện nhiều báo cáo về các cuộc biểu tình, các vụ bắt giữ và nổ súng của cảnh sát.
Người Tây Tạng lưu vong có liên hệ mật thiết với Driru cho biết tình hình hiện vẫn căng thẳng và nhiều vụ bắt giữ vẫn đang tiếp diễn.
Kể từ năm 2009, hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu để yêu cầu cho phép Đức Ðạt Lai Lạt Ma trở về và để đòi tự do cho dân Tây Tạng. Hầu hết các vụ tự thiêu xảy ra ở tỉnh Sichuan.
Bản báo cáo được đưa ra vào đầu tuần này kết luận rằng cách thức mà lực lượng an ninh Trung Quốc đối phó với các cuộc biểu tình ở quận Driru cho thấy quyết tâm mãnh liệt là bảo đảm những vụ việc tương tự được bịt kín. Ông Steve Marshall, cố vấn cấp cao của ủy ban và là giám đốc của chương trình dữ liệu về tù nhân, nói rằng nhà cầm quyền Trung Quốc xem Driru và hai quận lân cận (Sog và Drachen) là “những điểm nóng.” Ông nói:
“Trong quan điểm của họ, nếu tôi nói một cách bóng gió, là một đốm lửa ở xa. Thế nhưng họ không muốn đốm lửa ở xa đó lan rộng ra, chẳng hạn như tới Lhasa, là khu vực rất lớn và quan trọng”.
Ông nói thêm rằng các cuộc biểu tình nhắc các giới chức Trung Quốc về cuộc biểu tình tháng 3 năm 2008 ở Lhasa, trong đó người Tây Tạng đã tấn công vào người Hán và tài sản của họ.
Driru là khu vực có ít nhất 4 người Tây Tạng đã tự thiêu trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận có vụ tự thiêu nào ở quận này.
Ông Marshall nói rằng việc phủ nhận các vụ tự thiêu càng làm nổi bật vấn đề nhạy cảm của chính quyền Trung Quốc:
“Ðiều đó với tôi càng cho thấy mức độ nhạy cảm hơn khi họ đưa đến rất nhiều lực lượng an ninh, buộc người Tây Tạng phải tham gia vào những hoạt động thể hiện lòng yêu nước đối với Trung Quốc, bắt họ phải treo cờ Trung Quốc trên mái nhà.”
Vào tháng Tám, chính quyền khu tự trị Tây Tạng đã phát động một chiến dịch yêu nước đặc biệt ở Driru. Một tháng sau, những người dân làng bị ra lệnh phải treo lá cờ quốc gia của Trung Quốc trên mái nhà. Tuy nhiên, người dân ở ít nhất hai ngôi làng được biết đã ném những lá cờ xuống sông.
Kể từ đó, xuất hiện nhiều báo cáo về các cuộc biểu tình, các vụ bắt giữ và nổ súng của cảnh sát.
Người Tây Tạng lưu vong có liên hệ mật thiết với Driru cho biết tình hình hiện vẫn căng thẳng và nhiều vụ bắt giữ vẫn đang tiếp diễn.
Kể từ năm 2009, hơn 120 người Tây Tạng đã tự thiêu để yêu cầu cho phép Đức Ðạt Lai Lạt Ma trở về và để đòi tự do cho dân Tây Tạng. Hầu hết các vụ tự thiêu xảy ra ở tỉnh Sichuan.