Đường dẫn truy cập

Dân Campuchia than đói trong cuộc phong tỏa thủ đô Phnom Penh


Cảnh sát Campuchia tại chốt kiểm soát trong cuộc phong tỏa để chặn sự lây lan của COVID-19 ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, 21/4/2021. REUTERS/Cindy Liu
Cảnh sát Campuchia tại chốt kiểm soát trong cuộc phong tỏa để chặn sự lây lan của COVID-19 ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia, 21/4/2021. REUTERS/Cindy Liu

Cư dân thủ đô Campuchia tụ tập hôm thứ Sáu 30/4, yêu cầu chính phủ cung cấp thực phẩm. Họ bày tỏ phẫn nộ trước việc phân phối vật phẩm cứu trợ không đúng mức trong thời gian bị phong tỏa vì COVID-19, khi người dân bị cấm rời khỏi nhà.

Hôm 19 tháng 4, chính quyền Campuchia đã đặt thủ đô Phnom Penh và một thị trấn gần đó trong tình trạng bị phong tỏa nghiêm ngặt để kiềm hãm sự lây lan của các ca nhiễm virus corona chủng mới vốn đã đẩy tổng số ca nhiễm Covid-19 trên cả nước từ 500 ca lên tới 12.641 ca tính từ cuối tháng Hai, kể cả 91 ca tử vong.

"Người dân trong làng tôi vẫn chưa được cung cấp lương thực, đã 10 ngày rồi", công nhân nhà máy Oum Sreykhouch, 25 tuổi, nói với Reuters qua điện thoại từ quận Meanchey của thành phố, nơi khoảng 100 người biểu tình hôm thứ Hai 26/4.

Mặc dù các dịch vụ tư nhân giao thức ăn vẫn hoạt động, chợ búa và các dịch vụ bán thức ăn trên các đường phố bị đóng cửa, khiến các gia đình nghèo gặp khó khăn, nhiều người không có thu nhập vì lệnh bắt buộc ở nhà.

Chính phủ Campuchia đã yêu cầu cư dân nộp đơn xin trợ cấp lương thực. Một số gia đình ở quận Meanchey cho biết họ vừa nhận được một bao gạo 25 kg (55 lb), một thùng mì gói và cá hộp.

Những người khác vẫn đang chờ được giúp đỡ.

Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 30/4 mô tả lệnh phong tỏa tại Campuchia là một cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhân quyền đang bùng phát, trước tình cảnh gần 294.000 người ở Phnom Penh có nguy cơ bị đói.

Yamini Mishra, giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Campuchia, nói:

“Cách giải quyết sai trái của chính phủ Campuchia trong cuộc phong tỏa để chặn COVID-19, là một vi phạm nhân quyền sâu rộng, đang gây ra nhiều gian khổ không sao tả xiết”.

"Chính phủ Campuchia có khả năng và phải thực hiện các bước quyết liệt để giảm thiểu tác động của thảm họa này", bà Mishra nói.

Bà nói các cơ quan Liên Hiệp Quốc nên làm mọi cách để đảm bảo được phép cung cấp viện trợ.

Campuchia là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, với thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào du lịch và sản xuất hàng may mặc. Các hoạt động này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Người phát ngôn chính phủ Campuchia, ông Phay Siphan, nói những lời than phiền của người biểu tình đã bị phóng đại.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG