MOSCOW —
Nền kinh tế Nga chạy bằng dầu hỏa và khí đốt. Nhưng với nền kinh tế đang ở bờ vực suy thoái, một mối đe dọa mới đã xuất hiện: đó là các biện pháp chế tài của phương Tây nhắm vào số bán kỹ thuật năng lượng.
Ðại hội Dầu hỏa Thế giới có mục đích tập hợp Nga, là nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, và Hoa Kỳ, nước sản xuất kỹ thuật năng lượng hiện đại lớn nhất thế giới.
Nhưng theo chuyên gia về dầu hỏa Pat Szymzak, Hoa Kỳ gần như không tham dự sự kiện này:
“Có rất ít công ty Mỹ ở đây. Trong số 3 ngàn đại biểu, tôi nhận thấy chỉ có khoảng 250 người thực sự dường như đến từ Hoa Kỳ.”
Làn mây che phủ cuộc họp là các biện pháp chế tài Nga vì vai trò của nước này trong việc dung dưỡng cuộc chiến tranh đòi ly khai ở đông nam Ukraine.
Sau khi nhắm mục tiêu vào những người Nga có thế lực bằng các biện pháp chế tài, giới lãnh đạo Liên Hiệp châu Âu sẽ họp vào ngày thứ năm ở Brussels để thảo luận các biện pháp chế tài leo thang với các công ty hay các khu vực như kỹ thuật năng lượng. Chưa rõ liệu hậu thuẫn chính thức của Tổng thống Putin dành cho cuộc ngưng bắn mới ở Ukraine có sẽ làm giảm bớt động lực chế tài hay không.
Tuần trước, vào lúc binh sĩ Nga lại tập trung ở biên giới Ukraine, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jacob Lew cảnh báo ở Berlin rằng Nga đứng trước điều ông gọi là “một chọn lựa cơ bản.” Ông nói:
“Nếu Nga không chịu chuyển hướng, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế sẵn sàng áp đặt thêm các hậu quả.”
Tại Moscow, các cấp quản trị ngành năng lượng Tây phương đầu tư nhiều vào Nga đã tìm cách đưa ra một hình ảnh làm ăn bình thường. Ông Rex Tillerson, Tổng giám đốc công ty Exxon Mobil, và ông Bob Dudley, Tổng giám đốc công ty BP đã phát biểu trong các buổi họp hội đồng.
Nhưng ngoài thính đường, có sự lo ngại.
Ông Vitaly Cho làm việc ở Nga cho Baker Hughes, công ty dịch vụ giếng dầu quốc tế có trụ sở ở Houston, cho biết:
“Tôi nghe rất nhiều câu hỏi về chế tài từ phía các khách hàng của chúng tôi. Họ rất lo ngại. Baker Hughes là một công ty cung cấp kỹ thuật. Chúng tôi có kỹ thuật cao, và khách hàng của chúng tôi cần những kỹ thuật này để phát triển các giếng dầu của họ.”
Nga cần kỹ thuật khoan và các giàn khoan của Mỹ và Âu châu để tháo gỡ, theo báo cáo của Bloomberg, áng chừng số dầu trị giá 8 ngàn tỷ đôla.
Ông Wilhelm Sicking, một nhà tiếp thị Ðức làm việc cho PennWell, tổ hợp tạp chí về năng lượng ở Oklahoma, tin rằng công cuộc làm ăn sẽ trở lại. Ông nói:
“Các công ty Tây phương cần phải bán kỹ thuật cho người Nga, và người Nga cần có kỹ thuật. Tình trạng này sẽ không kéo dài.”
Ông Pat Szymsczak nói sự bấp bênh về các biện pháp chế tài đang khiến nhiều công ty Mỹ cắt giảm đầu tư ở Nga:
“Giống như chúng ta tự bắn vào chân mình … bởi vì nếu chúng ta không bán hàng cho Nga, thì sẽ có người khác bán hàng cho Nga.”
Các biện pháp chế tài của phương Tây là một đề tài nóng hổi mà phần lớn các đại biểu Quốc Hội tránh né. Ðây là cuộc đối thoại của thông tín viên với một robot do Total công ty dầu khí của Pháp điều hành.
Robot: “ay ay ay”. Đó là câu trả lời của người máy đáp lại câu hỏi của phóng viên: “Bạn nghĩ gì về các biện pháp chế tài Tây phương nhắm vào kinh doanh dầu khí?”
Những ngày sắp tới sẽ cho thấy sự ủng hộ của Nga dành cho cuộc ngưng bắn có đủ để các cường quốc Tây phương gác lại các biện pháp chế tài hay không.
Ðại hội Dầu hỏa Thế giới có mục đích tập hợp Nga, là nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, và Hoa Kỳ, nước sản xuất kỹ thuật năng lượng hiện đại lớn nhất thế giới.
Nhưng theo chuyên gia về dầu hỏa Pat Szymzak, Hoa Kỳ gần như không tham dự sự kiện này:
“Có rất ít công ty Mỹ ở đây. Trong số 3 ngàn đại biểu, tôi nhận thấy chỉ có khoảng 250 người thực sự dường như đến từ Hoa Kỳ.”
Làn mây che phủ cuộc họp là các biện pháp chế tài Nga vì vai trò của nước này trong việc dung dưỡng cuộc chiến tranh đòi ly khai ở đông nam Ukraine.
Sau khi nhắm mục tiêu vào những người Nga có thế lực bằng các biện pháp chế tài, giới lãnh đạo Liên Hiệp châu Âu sẽ họp vào ngày thứ năm ở Brussels để thảo luận các biện pháp chế tài leo thang với các công ty hay các khu vực như kỹ thuật năng lượng. Chưa rõ liệu hậu thuẫn chính thức của Tổng thống Putin dành cho cuộc ngưng bắn mới ở Ukraine có sẽ làm giảm bớt động lực chế tài hay không.
Tuần trước, vào lúc binh sĩ Nga lại tập trung ở biên giới Ukraine, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Jacob Lew cảnh báo ở Berlin rằng Nga đứng trước điều ông gọi là “một chọn lựa cơ bản.” Ông nói:
“Nếu Nga không chịu chuyển hướng, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế sẵn sàng áp đặt thêm các hậu quả.”
Tại Moscow, các cấp quản trị ngành năng lượng Tây phương đầu tư nhiều vào Nga đã tìm cách đưa ra một hình ảnh làm ăn bình thường. Ông Rex Tillerson, Tổng giám đốc công ty Exxon Mobil, và ông Bob Dudley, Tổng giám đốc công ty BP đã phát biểu trong các buổi họp hội đồng.
Nhưng ngoài thính đường, có sự lo ngại.
Ông Vitaly Cho làm việc ở Nga cho Baker Hughes, công ty dịch vụ giếng dầu quốc tế có trụ sở ở Houston, cho biết:
“Tôi nghe rất nhiều câu hỏi về chế tài từ phía các khách hàng của chúng tôi. Họ rất lo ngại. Baker Hughes là một công ty cung cấp kỹ thuật. Chúng tôi có kỹ thuật cao, và khách hàng của chúng tôi cần những kỹ thuật này để phát triển các giếng dầu của họ.”
Nga cần kỹ thuật khoan và các giàn khoan của Mỹ và Âu châu để tháo gỡ, theo báo cáo của Bloomberg, áng chừng số dầu trị giá 8 ngàn tỷ đôla.
Ông Wilhelm Sicking, một nhà tiếp thị Ðức làm việc cho PennWell, tổ hợp tạp chí về năng lượng ở Oklahoma, tin rằng công cuộc làm ăn sẽ trở lại. Ông nói:
“Các công ty Tây phương cần phải bán kỹ thuật cho người Nga, và người Nga cần có kỹ thuật. Tình trạng này sẽ không kéo dài.”
Ông Pat Szymsczak nói sự bấp bênh về các biện pháp chế tài đang khiến nhiều công ty Mỹ cắt giảm đầu tư ở Nga:
“Giống như chúng ta tự bắn vào chân mình … bởi vì nếu chúng ta không bán hàng cho Nga, thì sẽ có người khác bán hàng cho Nga.”
Các biện pháp chế tài của phương Tây là một đề tài nóng hổi mà phần lớn các đại biểu Quốc Hội tránh né. Ðây là cuộc đối thoại của thông tín viên với một robot do Total công ty dầu khí của Pháp điều hành.
Robot: “ay ay ay”. Đó là câu trả lời của người máy đáp lại câu hỏi của phóng viên: “Bạn nghĩ gì về các biện pháp chế tài Tây phương nhắm vào kinh doanh dầu khí?”
Những ngày sắp tới sẽ cho thấy sự ủng hộ của Nga dành cho cuộc ngưng bắn có đủ để các cường quốc Tây phương gác lại các biện pháp chế tài hay không.