WASHINGTON —
Hàng chục ngàn người tập họp gần Đài Kỷ niệm Tổng thống Lincoln tại Washington, nơi Mục sư Martin Luther King đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một ước mơ” cách đây 50 năm.
Một số người vào ngày thứ Bảy reo hò và vẫy những biểu ngữ khi các diễn giả thúc đẩy họ đứng lên vì những mục đích, từ dân quyền và quyền phụ nữ cho đến cải tổ di trú và chấm dứt bạo động do súng gây ra.
Nhiều diễn giả tưởng niệm nhà lãnh đạo dân quyền bị ám sát gần 5 năm sau khi đọc bài diễn văn nổi tiếng của ông.
Dân biểu John Lewis thuộc đảng Dân chủ bang Georgia đã phát biểu tại cuộc Tuần hành năm 1963 tại Washington. Vào ngày thứ Bảy ông nhắc lại những cam go ông phải chịu vì là một người Mỹ gốc châu Phi tranh đấu cho quyền bình đẳng:
“Tôi bị bắt 40 lần trong những năm 1960, bị đánh đập, bỏ cho chảy máu và bất tỉnh. Nhưng tôi không chán nản, không mệt mỏi. Tôi không chuẩn bị ngồi xuống và bỏ cuộc. Tôi sẵn sàng tranh đấu và tiếp tục tranh đấu.”
Đám đông đa chủng tộc cũng được nghe vợ của ông Medgar Evers, một lãnh tụ dân quyền bị giết hại khác. Bà Myrlie Evers-Williams đặt câu hỏi là nước Mỹ liệu đã có tiến bộ về bình đẳng chủng tộc chưa.
Bà nói: “Khi tôi nhìn đám đông, tôi tự hỏi 'Chúng ta làm gì ngày hôm nay? Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta hoàn thành được những gì? Và từ điểm này chúng ta tiến về đâu?'”
Một diễn giả khác, dân biểu Steny Hoyer, đảng Dân chủ bang Maryland nói nước Mỹ đã tiến tới:
“Cuộc bầu cử lịch sử đưa ông Barack Obama lên làm Tổng thống chứng tỏ chúng ta đã đạt được tiến bộ không thể có được nếu không có hàng triệu người hy sinh và lên tiếng đòi thay đổi.”
Những người tưởng niệm mục sư King gồm có người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc châu Á, các di dân và những người trẻ.
Em Asean Johnson, 9 tuổi, vận động cho việc tăng tiến tại các trường học.
Em nói: "Mỗi trẻ em xứng đáng được giáo dục tốt. Mỗi trường học xứng đáng được tài trợ và có những nguồn bình đẳng."
Bà Janet Murguia, đứng đầu Hội đồng Quốc gia La Raza, một tổ chức dân quyền lớn nhất của người gốc Châu Mỹ La Tinh nói những người gốc Châu Mỹ La Tinh tự xem là một phần của ước mơ của mục sư King:
“Hàng triệu người gốc Châu Mỹ La Tinh theo dõi ngày này năm 1963. Khi chúng tôi nghe Tiến sĩ King tuyên bố 'Tôi có một Ước mơ,' chúng tôi biết là ông cũng đang nói với chúng tôi.”
Con trai của nhà lãnh đạo dân quyền bị giết hại, ông Martin Luther King, III, nói một số lý tưởng cha ông đã tranh đấu ngày nay vẫn là những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn:
“Ngày nay với tỷ lệ thất nghiệp 12% trong cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi và 38% trẻ em da màu tại đất nước này còn sống dưới mức nghèo khó, chúng ta biết rằng ước mơ còn xa mới thực hiện được.”
Ông King nói trong khi ước mơ của cha ông chưa được thực hiện đầy đủ nhưng ông không vì thế mà nản lòng trong việc thúc đẩy thay đổi.
“Chúng ta sẽ không để ai đẩy chúng ta ngược trở lại. Chúng ta tiếp tục tiến bước. Chúng ta tiếp tục lên tiếng. Chúng ta tiếp tục bỏ phiếu. Chúng ta tiếp tục tạo công ăn việc làm.”
Ông King nói nếu mọi người làm phần việc của mình để tiến đến mục tiêu tự do, trong nhà, tại trường học, trong việc làm và trong các tổ chức, thay đổi sẽ đến.
Một số người vào ngày thứ Bảy reo hò và vẫy những biểu ngữ khi các diễn giả thúc đẩy họ đứng lên vì những mục đích, từ dân quyền và quyền phụ nữ cho đến cải tổ di trú và chấm dứt bạo động do súng gây ra.
Nhiều diễn giả tưởng niệm nhà lãnh đạo dân quyền bị ám sát gần 5 năm sau khi đọc bài diễn văn nổi tiếng của ông.
Dân biểu John Lewis thuộc đảng Dân chủ bang Georgia đã phát biểu tại cuộc Tuần hành năm 1963 tại Washington. Vào ngày thứ Bảy ông nhắc lại những cam go ông phải chịu vì là một người Mỹ gốc châu Phi tranh đấu cho quyền bình đẳng:
“Tôi bị bắt 40 lần trong những năm 1960, bị đánh đập, bỏ cho chảy máu và bất tỉnh. Nhưng tôi không chán nản, không mệt mỏi. Tôi không chuẩn bị ngồi xuống và bỏ cuộc. Tôi sẵn sàng tranh đấu và tiếp tục tranh đấu.”
Đám đông đa chủng tộc cũng được nghe vợ của ông Medgar Evers, một lãnh tụ dân quyền bị giết hại khác. Bà Myrlie Evers-Williams đặt câu hỏi là nước Mỹ liệu đã có tiến bộ về bình đẳng chủng tộc chưa.
Bà nói: “Khi tôi nhìn đám đông, tôi tự hỏi 'Chúng ta làm gì ngày hôm nay? Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta hoàn thành được những gì? Và từ điểm này chúng ta tiến về đâu?'”
Một diễn giả khác, dân biểu Steny Hoyer, đảng Dân chủ bang Maryland nói nước Mỹ đã tiến tới:
“Cuộc bầu cử lịch sử đưa ông Barack Obama lên làm Tổng thống chứng tỏ chúng ta đã đạt được tiến bộ không thể có được nếu không có hàng triệu người hy sinh và lên tiếng đòi thay đổi.”
Những người tưởng niệm mục sư King gồm có người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc châu Á, các di dân và những người trẻ.
Em Asean Johnson, 9 tuổi, vận động cho việc tăng tiến tại các trường học.
Em nói: "Mỗi trẻ em xứng đáng được giáo dục tốt. Mỗi trường học xứng đáng được tài trợ và có những nguồn bình đẳng."
Bà Janet Murguia, đứng đầu Hội đồng Quốc gia La Raza, một tổ chức dân quyền lớn nhất của người gốc Châu Mỹ La Tinh nói những người gốc Châu Mỹ La Tinh tự xem là một phần của ước mơ của mục sư King:
“Hàng triệu người gốc Châu Mỹ La Tinh theo dõi ngày này năm 1963. Khi chúng tôi nghe Tiến sĩ King tuyên bố 'Tôi có một Ước mơ,' chúng tôi biết là ông cũng đang nói với chúng tôi.”
Con trai của nhà lãnh đạo dân quyền bị giết hại, ông Martin Luther King, III, nói một số lý tưởng cha ông đã tranh đấu ngày nay vẫn là những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn:
“Ngày nay với tỷ lệ thất nghiệp 12% trong cộng đồng người Mỹ gốc châu Phi và 38% trẻ em da màu tại đất nước này còn sống dưới mức nghèo khó, chúng ta biết rằng ước mơ còn xa mới thực hiện được.”
Ông King nói trong khi ước mơ của cha ông chưa được thực hiện đầy đủ nhưng ông không vì thế mà nản lòng trong việc thúc đẩy thay đổi.
“Chúng ta sẽ không để ai đẩy chúng ta ngược trở lại. Chúng ta tiếp tục tiến bước. Chúng ta tiếp tục lên tiếng. Chúng ta tiếp tục bỏ phiếu. Chúng ta tiếp tục tạo công ăn việc làm.”
Ông King nói nếu mọi người làm phần việc của mình để tiến đến mục tiêu tự do, trong nhà, tại trường học, trong việc làm và trong các tổ chức, thay đổi sẽ đến.