Đường dẫn truy cập

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc cam kết thúc đẩy cải cách


Khu triển lãm của doanh nghiệp tư của Trung Quốc tại Expo Thượng Hải, năm 2010
Khu triển lãm của doanh nghiệp tư của Trung Quốc tại Expo Thượng Hải, năm 2010
Các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc hôm nay đã đáp trả những lời chỉ trích, nhấn mạnh đóng góp của họ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời cam kết tiếp tục nỗ lực thúc đẩy cải cách.

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, hay còn được gọi là SOE, thường là mục tiêu bị chỉ trích. Sự độc quyền của họ trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế đã hạn chế tính cạnh tranh mà các nhà phê bình nói rằng hạn chế tiềm năng phát triển của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các lãnh đạo SOE lại cho rằng những đóng góp của họ cho nền nền kinh tế Trung Quốc trong thập kỷ qua là rất lớn và mang tính thiết yếu.

Ông Vương Dũng là thư ký của ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước.

Phát biểu bên lề Đại hội đảng toàn quốc của Trung Quốc, ông Vương nói rằng trong các giai đoạn phát triển khác nhau, tất cả các nước đều thấy quy mô lớn hơn của các doanh nghiệp quốc doanh so với các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài và tỷ lệ đó liên tục được điều chỉnh.

Ông nói rằng trong những năm 1980, tỷ lệ của các công ty thuộc sở hữu của nhà nước ở các nước châu Âu như Anh, Pháp, Na Uy và kể cả Mỹ cũng rất cao, khoảng 20-30%.

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hiện chiếm tới 30-40% tổng số các công ty trong nước, nhưng lại kiểm soát các lĩnh vực lớn của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành làm ra phần lớn của cải cho đất nước.

Trong thập kỷ vừa qua, tài sản chung của doanh nghiệp nhà nước đã tăng hơn gấp ba, và họ cũng lưu ý rằng đóng góp thuế cho chính phủ cũng đã gia tăng đáng kể.

Tuy nhiên, ông Vương không né tránh việc thừa nhận rằng các công ty thuộc sở hữu nhà nước cũng vấp phải các thách thức như hoạt động thiếu hiệu và các vấn đề cố hữu khác.

Ông nói rằng các doanh nghiệp nhà nước đang học tập từ các tập đoàn quốc tế cũng như các công ty tư nhân của Trung Quốc trong khi tìm cách cải tổ mình cũng như chịu cạnh tranh nhiều hơn trên thị trường. Ông nói rằng điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp này có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế với các doanh nghiệp tư nhân khác, cải thiện hiệu suất để có được kết quả và lợi nhuận tốt hơn.

Mặc dù ngày càng nhiều doanh nghiệp nhà nước niêm yết trên các thị trường chứng khoán trong nước và quốc tế, mối quan hệ chặt chẽ với chính phủ vẫn là điểm gây tranh cãi.

Nhà sản xuất dầu khí hải dương hàng đầu Trung Quốc, CNOOC, hiện đang tìm cách thúc đẩy việc tiếp quản các công ty ở nước ngoài ngoài với quy mô lớn nhất Trung Quốc.

Đầu năm nay, CNOOC đã bắt đầu nỗ lực mua lại công ty dầu và khí chiết xuất từ đá phiến của Canada là Nexen.

Tuy nhiên, tuần trước, việc xem xét của chính phủ Canada về vụ bỏ thầu đó đã bị hoãn một tháng.

Ông Vương Nghi Lâm, Chủ tịch CNOOC, nói rằng ông tin là thỏa thuận này sẽ được thông qua.

Ông Vương nói rằng cả hai vụ đấu thầu của CNOOC để mua lại Nexen là một thỏa thuận giữa hai công ty được niêm yết thị trường chứng khoán, và hai công ty này có hiệu suất tốt. Ông nói thêm rằng CNOOC đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trong 10 năm qua và rằng các hoạt động của công ty này trên thị trường đã được quy định chặt chẽ.

Trong bài phát biểu cuối cùng trước Đại hội đảng Toàn Quốc hôm qua, Chủ tịch sắp mãn nhiệm, ông Hồ Cẩm Đào, nói rằng Trung Quốc nên tiếp tục củng cố và phát triển lĩnh vực công, và tăng cường cải cách các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG