Ðức đã triệu tập đại sứ Hoa Kỳ để thảo luận những cáo buộc nói rằng Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ NSA có thể đã theo dõi các cú điện thoại trên máy di động của Thủ tướng Ðức Angela Merkel. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Kent Klein từ Washington, Ðức cùng với các nước đồng minh của Hoa Kỳ là Pháp, Brazil và Mexico, bầy tỏ sự tức giận về vấn đề này.
Vào lúc các nhà lãnh đạo Âu châu đến Brussels để dự cuộc họp của Liên hiệp châu Âu, nhiều người trong số này đã gay gắt chỉ trích NSA là do thám họ, theo như lời cáo buộc. Thủ tướng Merkel “do thám bạn bè là không thể chấp nhận được.”
Bộ Ngoại giao Ðức đã triệu tập Ðại sứ Hoa Kỳ John Emerson để họp vào ngày thứ năm tại Berlin với Ngoại trưởng Ðức Guido Westerwelle, người dự kiến sẽ “nói lên lập truờng của chính phủ Ðức.”
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Tổng thống Barack Obama đã gọi cho bà Merkel hôm thứ tư để thảo luận về tình hình.
Ông Carney nói: “Tất cả những gì tôi có thể nói với quý vị là những gì Tổng thống đã nói với thủ tướng Ðức. Hoa Kỳ không theo dõi và sẽ không theo dõi thông tin liên lạc của thủ tướng.”
Các giới chức Ðức cho hay lời giải thích đó là không đủ, bởi vì Hoa Kỳ không nói rằng đã không nghe lén điện thoại của thủ tướng trước đây.
Hoa Kỳ cũng bị chỉ trích tại Brussels bởi các nhà lãnh đạo Bỉ, Hà Lan, Phần lan, Thụy Ðiển, và Áo. Mexico và Brazil đang điều tra xem liệu NSA có theo dõi các giới chức cấp cao nhất.
Tổng thống Pháp Francois Hollande muốn vấn đề Hoa Kỳ do thám được đưa vào nghị trình thảo luận của EU. Ngoại trưởng Pháp, ông Laurent Fabius, đã hối thúc Ngoại trưởng John Kerry về vấn đề trong tuần này.
Ông Fabius nói: “Dĩ nhiên, chúng tôi đồng ý hợp tác trong cuộc phòng chống khủng bố. Ðây là điều cấp thiết. Nhưng sự kiện này không biện minh cho hành động nghe lén những dữ liệu cá nhân của hàng triệu đồng hương.”
Ông James Andrew Lewis là giám đốc của Chương trình Kỹ thuật và Chính sách Công của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược ở Washington. Ông nói phản ứng của Âu châu trước việc Hoa Kỳ do thám có động cơ chính trị, nhưng dù sao cũng có thể gây phương hại cho các liên minh.
Ông Lewis nói: “Phần lớn là nhắm mục đích vào công chúng, nhưng đó là cho công chúng của họ. Công chúng của họ tức giận, và vấn đề lớn chúng ta đang xem xét là có một sự thay đổi trong công luận Âu châu về Hoa Kỳ và theo chiều hướng xấu đi bởi vì những vụ tai tiếng do thám này.”
Ông Lewis tin rằng Washington phải làm được một công việc khá hơn trong việc giải quyết sự tức giận của đồng minh về các hoạt động của NSA.
Ông Lewis nói: “Chúng ta cần một chính sách khác thay vì chỉ bình luận về việc này một cách công khai, và tôi biết sẽ rất khó mà đưa ra được một lời giải thích, nhưng Hoa Kỳ cần phải giải quyết các mối quan ngại của các đồng minh Âu châu, và nếu chúng ta không làm điều đó chúng ta sẽ chỉ gây phương hại thêm cho mối quan hệ xuyên Ðại Tây Dương.”
Giám đốc NSA Keith Alexander, người đã loan báo kế hoạch về hưu, mới đây nói rằng các đồng minh Hoa Kỳ tán thành việc thu thập dữ liệu bởi vì nó cũng bảo vệ đất nước tránh khỏi các vụ tấn công khủng bố.
Ông Alexander nói: “Nhiều người đã hỏi tôi, sự việc này tác động ra sao đến quan hệ của quý vị đối với các đồng minh. Ðây là điều tôi nghĩ: Hãy tiếp tục hợp tác với chúng tôi. Tin tình báo quý vị cung cấp cho chúng tôi để bảo vệ đất nước là điều chúng tôi thực sự cần đến.”
Vào lúc các nhà lãnh đạo Âu châu đến Brussels để dự cuộc họp của Liên hiệp châu Âu, nhiều người trong số này đã gay gắt chỉ trích NSA là do thám họ, theo như lời cáo buộc. Thủ tướng Merkel “do thám bạn bè là không thể chấp nhận được.”
Bộ Ngoại giao Ðức đã triệu tập Ðại sứ Hoa Kỳ John Emerson để họp vào ngày thứ năm tại Berlin với Ngoại trưởng Ðức Guido Westerwelle, người dự kiến sẽ “nói lên lập truờng của chính phủ Ðức.”
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney nói Tổng thống Barack Obama đã gọi cho bà Merkel hôm thứ tư để thảo luận về tình hình.
Ông Carney nói: “Tất cả những gì tôi có thể nói với quý vị là những gì Tổng thống đã nói với thủ tướng Ðức. Hoa Kỳ không theo dõi và sẽ không theo dõi thông tin liên lạc của thủ tướng.”
Các giới chức Ðức cho hay lời giải thích đó là không đủ, bởi vì Hoa Kỳ không nói rằng đã không nghe lén điện thoại của thủ tướng trước đây.
Hoa Kỳ cũng bị chỉ trích tại Brussels bởi các nhà lãnh đạo Bỉ, Hà Lan, Phần lan, Thụy Ðiển, và Áo. Mexico và Brazil đang điều tra xem liệu NSA có theo dõi các giới chức cấp cao nhất.
Tổng thống Pháp Francois Hollande muốn vấn đề Hoa Kỳ do thám được đưa vào nghị trình thảo luận của EU. Ngoại trưởng Pháp, ông Laurent Fabius, đã hối thúc Ngoại trưởng John Kerry về vấn đề trong tuần này.
Ông Fabius nói: “Dĩ nhiên, chúng tôi đồng ý hợp tác trong cuộc phòng chống khủng bố. Ðây là điều cấp thiết. Nhưng sự kiện này không biện minh cho hành động nghe lén những dữ liệu cá nhân của hàng triệu đồng hương.”
Ông James Andrew Lewis là giám đốc của Chương trình Kỹ thuật và Chính sách Công của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Sách lược ở Washington. Ông nói phản ứng của Âu châu trước việc Hoa Kỳ do thám có động cơ chính trị, nhưng dù sao cũng có thể gây phương hại cho các liên minh.
Ông Lewis nói: “Phần lớn là nhắm mục đích vào công chúng, nhưng đó là cho công chúng của họ. Công chúng của họ tức giận, và vấn đề lớn chúng ta đang xem xét là có một sự thay đổi trong công luận Âu châu về Hoa Kỳ và theo chiều hướng xấu đi bởi vì những vụ tai tiếng do thám này.”
Ông Lewis tin rằng Washington phải làm được một công việc khá hơn trong việc giải quyết sự tức giận của đồng minh về các hoạt động của NSA.
Ông Lewis nói: “Chúng ta cần một chính sách khác thay vì chỉ bình luận về việc này một cách công khai, và tôi biết sẽ rất khó mà đưa ra được một lời giải thích, nhưng Hoa Kỳ cần phải giải quyết các mối quan ngại của các đồng minh Âu châu, và nếu chúng ta không làm điều đó chúng ta sẽ chỉ gây phương hại thêm cho mối quan hệ xuyên Ðại Tây Dương.”
Giám đốc NSA Keith Alexander, người đã loan báo kế hoạch về hưu, mới đây nói rằng các đồng minh Hoa Kỳ tán thành việc thu thập dữ liệu bởi vì nó cũng bảo vệ đất nước tránh khỏi các vụ tấn công khủng bố.
Ông Alexander nói: “Nhiều người đã hỏi tôi, sự việc này tác động ra sao đến quan hệ của quý vị đối với các đồng minh. Ðây là điều tôi nghĩ: Hãy tiếp tục hợp tác với chúng tôi. Tin tình báo quý vị cung cấp cho chúng tôi để bảo vệ đất nước là điều chúng tôi thực sự cần đến.”