Đường dẫn truy cập

Đức thay đổi chính sách, chấp thuận xuất khẩu súng phóng lựu cho Ukraine


Một quân nhân Ukraine cầm súng phóng lựu phóng chống tăng phản lực tại các vị trí giao tranh bên ngoài thành phố Kharkiv, Ukraine, ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Một quân nhân Ukraine cầm súng phóng lựu phóng chống tăng phản lực tại các vị trí giao tranh bên ngoài thành phố Kharkiv, Ukraine, ngày 24 tháng 2 năm 2022.

Đức đã chấp thuận chuyển giao 400 khẩu súng phóng lựu chống tăng phản lực từ Hà Lan cho Ukraine, xác nhận sự thay đổi chính sách sau khi Berlin vấp phải chỉ trích vì từ chối gửi vũ khí cho Kyiv, không giống như các nước đồng minh phương Tây khác.

"Sự chấp thuận đã được xác nhận bởi thủ tướng," một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng nói ngày thứ Bảy. Súng phóng lựu là từ kho dự trữ của quân đội Đức.

Đức có chính sách lâu dài là không xuất khẩu vũ khí tới các vùng chiến sự, một phần bắt nguồn từ lịch sử đẫm máu từ thế kỷ 20 và kết quả là lập trường chủ hòa của nước này. Các nước muốn chuyển đi vũ khí của Đức phải xin phép Berlin trước tiên.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhiều lần đề cập đến chính sách này trong những tuần gần đây khi từ chối giao vũ khí sát thương cho Ukraine.

Đại sứ Kyiv tại Đức ngày thứ Bảy thúc giục Berlin cùng với Hà Lan cung cấp cho Ukraine các tên lửa phòng không Stinger.

“Chúng tôi cần phòng không và chúng tôi cần vùng cấm bay,” ông Andriy Melnyk nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại đại sứ quán Ukraine.

Trước đó, ngày thứ Bảy, chính phủ Hà Lan nói trong một lá thư gửi nghị viện nước này rằng họ sẽ cung cấp 200 tên lửa phòng không cho Ukraine sớm nhất có thể.

Berlin vẫn còn phải quyết định về yêu cầu của Estonia muốn chuyển giao lựu pháo cũ của CHDC Đức cho Ukraine. Phần Lan đã mua loại lựu pháo này vào những năm 90 sau khi bức tường Berlin sụp đổ, và sau đó bán lại cho Estonia.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG