Đường dẫn truy cập

Anh ngữ sinh động bài 250


Ðây là Chương Trình Anh Ngữ Sinh Ðộng New Dynamic English bài 250. Phạm Văn xin kính chào quí vị thính giả. Bài học hôm nay luyện khả năng nghe hiểu listening comprehension và cách phát âm và tránh những chữ dễ phát âm sai. Một trong những công dụng của khoa ngữ học ứng dụng applied linguistics có một phần là contrastive analysis. Theo cách phân tích tương phản thì người học một sinh ngữ có thói quen giữ nguyên một số âm điệu hay cấu thức của tiếng mẹ đẻ rồi chuyển sang sinh ngữ mình học và khi làm vậy ta làm lỗi. Thí dụ, trong tiếng Việt, ta dùng câu hỏi, “Anh đi đâu đấy? Chữ “đấy” có dấu sắc và cao giọng. Nếu ta hỏi một câu tiếng Anh tương tự “Where are you going?” ta phải hạ giọng ở cuối câu chứ đừng cao giọng như câu tiếng Việt.

Nhận xét 1 =>Những câu hỏi bắt đầu bằng what, why, when, whom, who, which, how, where hạ giọng ở cuối câu:

Where do you live? Bạn ở đâu?
When did you come here? Bạn đến đây từ bao giờ?
Why do you study French? Tại sao bạn học tiếng Pháp?
How do you pronounce that word?
How can I get to Vũng Tàu from here?
Who are you talking about? Bạn đang nói về ai đấy?
Which car is yours? Xe nào của bạn nhỉ?
Who took my pen? Ai dùng cái bút của tôi đấy?

Nhận xét 2=>những câu hỏi yes/no questions thường cao giọng ở cuối câu.

Would you like some tea?
(Yes, I would. No, thank you.)
(Dạ có. Dạ không). Nhận xét: chữ “dạ” chỉ là một hình thức lễ phép, lịch sự, (=I acknowledge your offer), không phải lúc nào cũng dịch là “yes.” Didn’t you go to church last Sunday? Chủ nhật trước, bạn không đi nhà thờ à? [Nếu bạn có đi thì trả lời Dạ, có.: Yes, I did. [Nếu bạn không đi thì bạn trà lời, Dạ, không] No, I didn’t.

Nhận xét 3 =>Những câu hỏi lựa chọn một trong hai, dùng OR, thì cao giọng ở lựa chọn thứ nhất và hạ giọng ở lựa chọn thứ hai:

Would you like tea or coffee? (cao giọng ở chữ tea, hạ giọng ở chữ coffee).
From here to New York should we go by train or by car?
Từ đây đến New York chúng ta nên đi xe lửa hay lái xe hơi?

Nhận xét 4=> Trong một câu phức tạp (complex sentence) nếu có mệnh đề phụ bắt đầu bằng Although (tuy, mặc dù), người Việt học tiếng Anh có khuynh hướng thêm liên từ but (nhưng) vì trong cấu thức tiếng Việt bắt đầu bằng liên từ MẶC DÙ (TUY) có thêm liên từ NHƯNG. Nhưng khi viết câu tiếng Anh nếu đã dùng Although thì không dùng BUT. Ex.: Tuy anh ta được huấn luyện như một kỹ sư nhưng anh ta cũng lưu ý đến văn chương: Although he was trained as an engineer, he was interested in literature.
Họ bầu and ta làm trưởng lớp. Tiếng Việt “bầu làm” có 1 chữ tương đương là elected. They elected him class president (chứ không: *They elected him be class president).

Vietnamese Explanation

1. Nhận xét về phát âm: những chữ không nhấn mạnh có xu hướng đọc như âm schwa (viết như e ngược theo hệ thống phiên âm quốc tế IPA, và phát âm như ơ.)

Today /tờ-đấy/; tomorrow /tờ-má-rầu/
Trong chữ Propose (prờ-pấu-z), âm o trong Pro đọc như ơ; âm o trong pose đọc như âu.

2. Trong chữ Conversation /kàn-vơr-sấy-sân/, âm o trong “con” đọc như a giọng Mỹ, hay o theo giọng Anh.
Base=/beis/ đáy, căn bản, trại lính; thành ngữ: off base=trật, sai, nhầm, baseball=bóng chày. Basis=/beisis/ (n) căn bản.
Basic (adj)= căn bản /beisik/. Basics (n) Get down to the basics=hãy nắm vững những điều căn bản. =>Khi phát âm chữ basic nhớ âm /s/; chứ không đọc thành âm /z/. There are two basic problems here: jobs and healthcare: có hai vấn đề căn bản ở đây: công việc và săn sóc sức khỏe.
Basically /béisickli/=phát âm 3 vần tuy viết làm 4 vần.
Phân biệt với s đọc là /z/ trong basil /béi-zờl/=một thứ thứ rau húng quế.

Vietnamese Explanation

Tập Phát âm

Ch phát âm /k/ trong những chữ sau đây:
Ache (đau nhức), archaeology (môn khảo cổ học), architect (kiến trúc sư), chaos (sự hỗn loạn, thời hỗn mang), character (cá tính), chemist (nhà hoá học; bên Anh còn gọi chemist là dược sĩ; cả Anh lẫn Mỹ đều dùng pharmacist chỉ dược sĩ), Christmas (Giáng sinh), Mechanical (thuộc về máy móc), Michael (tên người), stomach (dạ dày).

Ea phát âm là /e/: already (rồi, đã), breast (ngực), breakfast (bữa sáng), dead (chết), death (cái chết), dreadful (ghê sợ, khủng khiếp), dreamt (past và past participle của động từ to dream đọc theo giọng Anh; tiếng Mỹ dreamed), head (đầu, người chỉ huy), health (sức khỏe), heavy (nặng), instead (thay vì), lead (chì), leather (da), meant (quá khứ và pp của to mean, ngụ ý, nghĩa), measure, pleasant (dễ chịu, êm dịu), pleasure (điều vui thú), read, (past và pp của to read), ready (sẵn sàng), steady (vững chắc, đều đặn, sweater (áo len), threat (đe dọa), tread (bước lên), weather (thời tiết).

=>Ðể ý: to please (làm vui lòng) /i:/, pleasing (adj.) /i:/, pleasant (adj.) (dễ chịu, thú vị) /e/.
To reside /rì-zái-đ/, resident /ré-zờ-đầnt/: /i/ trong reside thành /e/ trong resident.
To preside (chủ tọa); president (chủ tịch): /i/ trong preside (verb) thành /e/ trong president (noun).

Ea phát âm là /ei/: break, great, steak.

Gh phát âm /f/: cough/ ho/, draught (luồng gió), enough (đủ), laugh (cười), rough (gồ ghế, thô bạo), tough (dai, hung bạo).

O phát âm như /ơ/: above (ở trên), brother (anh, em), color (màu), come (tới), comfortable (ấm cúng, êm), company (công ty), cover (che, bao bọc), done (pp của do), front (đằng trước), glove (bao tay), government (chính phủ), honey (mật, tiếng gọi trìu mến), London, love, lovely (đáng yêu), Monday, money, month, mother, none, nothing, one, onion (củ hành), other, oven (lò nướng), some, son, stomach, ton (tấn), tongue, once, won (past và pp của to win), wonder (lấy làm ngạc nhiên), worry (lo ngại).

O đọc là /u:/ Loose (lỏng lẻo), prove (chứng tỏ), to move (dời đi, dọn nhà).
=>Trong to lose (mất): s đọc là /z/; trong loose (lỏng lẻo): s đọc là /s/.

Ou đọc là /ơ/:

Country, couple, cousin, double, enough, rough, tough, trouble, young.

U hay ou đọc là u ngắn:
Bull (bò đực), bullet (viên đạn), bush (bụi rậm), butcher (người hàng thịt), could (quá khứ của can, có thể), cushion (cái đệm), full (đầy), pull (kéo), push (đẩy), put (để), should, would (modal verbs).

Phát âm /ai/

Biology (môn sinh vật học), buy (mua), dial (quay số, bấm số điện thoại), height (chiều cao), idea (tư tưởng), iron (sắt, bàn là), microphone, science (khoa học), society (xã hội), either (giọng Anh), neither (giọng Anh).
Chú ý : Âm r trong iron không phát âm.

Vietnamese Explanation

Present participle và past participle dùng làm tính từ.

1. Present participle: muốn thành lập thì thêm đuôi –ing vào động từ; chỉ một hành động đang xẩy ra. She’s singing: cô ta đang hát. They are mending the wall: họ đang xây chỗ tường đổ. This time tomorrow, I’ll be lying on the beach: Giờ này ngày mai thì tôi đang nằm trên bãi biển. Cũng dùng làm adjective: annoying. She’s the most annoying child I’ve ever met=con bé đó là đứa bé gây bực mình nhiều nhất mà tôi từng gặp. I love the noise of falling rain=tôi thích nghe tiếng mưa rơi. Có khi present participle dùng trong một adjective clause (bổ nghĩa cho một noun hay một pronoun): The man who is standing next to the BMW is my boss. Người đàn ông đứng cạnh cái xe hơi BMW là ông xếp của tôi. Hay tỉnh lược đi (rút ngắn lại): The man standing next to the BMW is my boss. Present participial adjective có tính chủ động.

Vietnamese Explanation

2. Past participle: quá khứ phân từ thành lập bằng cách thêm đuôi –ed vào regular verb: annoyed hay dùng past participle của động từ irregular verbs. Written (from to write). I like the novels written by Hemingway.
Ghi chú: Khi thêm đuôi –ed vào verb thì nhớ qui luật gấp đôi phụ âm cuối của verb. Fit, fitted, preFER, preferred, reFER, referred, shop, shopped. Nhưng: OFfer, offered, VIsit, visited không gấp đôi phụ âm vì nhấn mạnh ở vần đầu nên không áp dụng luật gấp đôi phụ âm. Ðể ý: những động từ tận cùng bằng –c đổi sang ck rồi mới thêm –ed: picnic, picnicked (thêm k để giữ nguyên âm /k/)

Vietnamese Explanation

Khi nào dùng past participle

1. Khi dùng với to be trong thụ động cách passive voice. The cat was frightened by the dog.
2. Khi dùng với have hay had để thành thì present perfect hay past perfect: I’ve met him quite a few times.=Tôi gặp ông ta nhiều lần. I had known her before I met him=tôi đã quen với cô ta trưóc khi tôi gặp ông ấy.
3. Past participle cũng dùng như môt adjective: the annoyed teacher abruptly left the classroom.=vị giáo sư bực mình đột ngột dời phòng học. I like the novels which were written by Hemingway. Câu này có thể rút gọn thành I like the novels written by Hemingway. Past participal adjective có tính cách bị động. Xem thêm: Vào Google, gõ “reduced adjective clauses”.
4. So sánh về present và past participle dùng làm tính từ:
An interesting book: một cuốn sách hay.
An interested student: một học sinh lưu ý đến việc học hay lời giảng.
I was interested in the lesson: tôi rất lưu ý đến bài học.
It was an interesting lesson: đó là một bài học lý thú.
I didn’t enjoy the play because I was bored. Tôi không thích vở kịch vì tôi chán. It was a boring play.=vở kịch tẻ nhạt.

Vietnamese Explanation

Xin chú ý: Trong khi theo dõi bài học Anh Ngữ Sinh Ðộng, nếu quí vị có điều gì thắc mắc về cách phát âm, cách hành văn, chấm câu hay văn phạm, xin gửi Email về địa chỉ Vietnamese@voanews.com. Quí vị vừa học xong bài 250 trong Chương trình Anh ngữ Sinh Ðộng New Dynamic English. Phạm Văn xin kính chào quí vị thính giả và xin hẹn gặp lại trong một bài học khác.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG