Đường dẫn truy cập

Ai Cập: Biểu tình vẫn tiếp diễn dù nội các muốn rút lui


Người biểu tình ném đá vào cảnh sát trong khi lực lượng an ninh bắn hơi cay vào đoàn biểu tình khi cuộc biểu tình bước sang ngày thứ ba ở Quảng trường Tahrir, Ai Cập
Người biểu tình ném đá vào cảnh sát trong khi lực lượng an ninh bắn hơi cay vào đoàn biểu tình khi cuộc biểu tình bước sang ngày thứ ba ở Quảng trường Tahrir, Ai Cập

Đài truyền hình nhà nước Ai Cập đưa tin nội các lâm thời đã từ chức hôm thứ Hai, sau 3 ngày biểu tình và đàn áp dữ dội. Con số 22 người chết và hơn 1.700 người bị thương khiến nhiều người gọi đây là “cuộc cách mạng thứ nhì của Ai Cập.”

Đề nghị từ chức của cánh lãnh đạo dân sự Ai Cập dường như chẳng ảnh hưởng gì đến cuộc biểu tình ở quảng trường Tahrir của Cairo và tại các thành phố khác.

Suốt ngày thứ Hai, người biểu tình ngày càng đông và cuộc đàn áp ngày càng mạnh tay hơn. Trọng tâm của sự giận dữ nhắm vào phe quân sự.

Người biểu tình nói chính quyền lâm thời chỉ phục vụ Thống chế Mohammed Hussein Tantawi, người đứng đầu Hội đồng Quân lực Tối cao.

Cuộc khủng hoảng hiện nay bắt nguồn từ đề xuất của Phó Thủ tướng Ali al Selmi, ông này nói Hiến pháp mới cần dành cho phe quân sự một số ảnh hưởng.

Đề xuất này làm nhân dân Ai Cập nổi giận nên phe quân sự sau đó đã hủy bỏ. Nhưng bạo động vẫn leo thang. Một người biểu tình ở Cairo cho biết:

“Thống chế Tantawi là một quân nhân. Người quân nhân có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân và chống lại kẻ thù bên ngoài, thay vì hướng mũi súng vào người dân ở trong nước như tôi.”

Vụ bạo động hiện nay bắt nguồn từ cuộc đàn áp hôm thứ Bảy nhắm vào mấy trăm người Hồi giáo tụ tập tại quảng trường Tahrir một ngày trước đó.

Nhiều người trong số này đã từng tham gia cuộc lật đổ Tổng thống Hosni Mubarak để đưa quân đội lên cầm quyền hồi tháng 2.

Chán nản ngày càng tăng vì lúc đầu quân đội nói họ chỉ tiếp quản trong vòng 6 tháng, nhưng bây giờ họ nói sẽ kéo dài đến 2013.

Trong cuộc tổng nổi dậy hồi tháng giêng, người biểu tình nói họ muốn có một chính quyền gồm đầy đủ thành phần, từ Hồi giáo cực đoan đến Ky-tô Coptic, từ người không theo đạo nào cho đến các chính đảng cả bảo thủ lẫn tự do.

Trước tình hình người biểu tình ngày càng đông và còn kêu gọi cả triệu người đi biểu tình vào thứ Ba, các nhà phân tích nói rằng bây giờ họ chỉ nhìn thấy sự giận dữ, thay vì sự lạc quan.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG