Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH gửi thư cho Nghị viện Châu Âu yêu cầu đặt vấn đề nhân quyền Việt Nam trong thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên hiệp Châu Âu với Hà Nội.
Cuộc biểu quyết của Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện Châu Âu về các điều khoản tu chính cho dự thảo nghị quyết liên quan đến thỏa thuận tự do thương mại giữa EU với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 13/2.
Trong thư ngỏ đề ngày 12/2, Liên đoàn FIDH nhắc nhở Nghị viện Châu Âu đến sự cần thiết phải cân nhắc đến thành tích nhân quyền của Hà Nội trong bối cảnh các cuộc thương lượng về tự do thương mại giữa EU với Việt Nam.
Bà Gaelle Dusepulchre, đại diện Liên đoàn FIDH tại Châu Âu nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi yêu cầu EU lưu ý đến các mối quan ngại về tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo, nhà nước pháp quyền và có biện pháp cần thiết để đảm bảo nhân quyền được bảo vệ và tôn trọng tại Việt Nam.”
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền nhấn mạnh dự thảo nghị quyết về thỏa thuận tự do mậu dịch Việt Nam-EU đề ra một cơ hội hữu ích và có thể là công cụ tăng cường sự quan tâm về nhân quyền trong giao thương với Hà Nội.
FIDH đề nghị thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam nên có các điều khoản ràng buộc rõ ràng để bảo đảm rằng Hà Nội bảo vệ nhân quyền, có biện pháp chế tài các vi phạm, và tôn trọng sự quan sát của các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam.
Dự kiến đàm phán về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam-EU kết thúc trước cuối năm nay và đôi bên kỳ vọng đạt được một tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng định Á-Âu (ASEM) vào tháng 10.
Cuộc biểu quyết của Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện Châu Âu về các điều khoản tu chính cho dự thảo nghị quyết liên quan đến thỏa thuận tự do thương mại giữa EU với Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 13/2.
Trong thư ngỏ đề ngày 12/2, Liên đoàn FIDH nhắc nhở Nghị viện Châu Âu đến sự cần thiết phải cân nhắc đến thành tích nhân quyền của Hà Nội trong bối cảnh các cuộc thương lượng về tự do thương mại giữa EU với Việt Nam.
Bà Gaelle Dusepulchre, đại diện Liên đoàn FIDH tại Châu Âu nói với VOA Việt ngữ:
“Chúng tôi yêu cầu EU lưu ý đến các mối quan ngại về tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo, nhà nước pháp quyền và có biện pháp cần thiết để đảm bảo nhân quyền được bảo vệ và tôn trọng tại Việt Nam.”
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền nhấn mạnh dự thảo nghị quyết về thỏa thuận tự do mậu dịch Việt Nam-EU đề ra một cơ hội hữu ích và có thể là công cụ tăng cường sự quan tâm về nhân quyền trong giao thương với Hà Nội.
FIDH đề nghị thỏa thuận tự do mậu dịch giữa Liên hiệp Châu Âu với Việt Nam nên có các điều khoản ràng buộc rõ ràng để bảo đảm rằng Hà Nội bảo vệ nhân quyền, có biện pháp chế tài các vi phạm, và tôn trọng sự quan sát của các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam.
Dự kiến đàm phán về thỏa thuận tự do thương mại Việt Nam-EU kết thúc trước cuối năm nay và đôi bên kỳ vọng đạt được một tuyên bố chung tại Hội nghị Thượng định Á-Âu (ASEM) vào tháng 10.