Đường dẫn truy cập

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích - Người Việt yêu nước không thầm lặng


Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích 1937-2016.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích 1937-2016.

Cho đến mới đây thôi, kể từ khi đặt chân lên đất Mỹ, tôi không biết buồn là gì. Thế mà tôi đã không khỏi lặng người khi được tin Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột từ trần ở tuổi 79 vì trụy tim vào ngày 2/3 vừa qua khi đang cùng hiền thê của ông, Tiến sĩ Đào Thị Hợi, bay đến Manila, Phillipines, để tham dự một hội nghị quốc tế chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông và một cuộc họp đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam.

Lần đầu tiên tôi xuất hiện trước công chúng tại Hoa Kỳ cũng chính là lần đầu tiên tôi gặp con người ấy.

Ngày 6/5/2014, tròn một tháng sau khi tôi rời nhà tù Việt Nam sang Mỹ theo lời mời của Chính phủ Mỹ để làm việc cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam cũng như cho quan hệ tương lai giữa hai nước, tôi đã cùng vợ tôi là Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đến trụ sở Quốc hội Mỹ để họp báo về việc tôi có mặt ở Mỹ cho dù bản án 7 năm tù về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” vẫn còn một nửa. Gần như ngay khi tôi xuất hiện, một người đàn ông có tuổi, thấp người, tóc bạc trắng, tươi cười cùng một phụ nữ tiến đến. Vợ tôi giới thiệu: “Đây là Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và chị Hợi, vợ anh Bích. Tháng 7 năm ngoái, khi em đến Mỹ thì được anh chị Bích đón tiếp rất chu đáo”. Thế là người đàn ông ấy rút từ túi xách tay một quyển sách viết về nhà triết học Trần Đức Thảo, ký tặng tôi rồi nói đặc giọng Hà Nội: “Tôi có viết bài giới thiệu cho cuốn sách này, trong đó có thuật lại lời Hà kể về việc Vũ đã chăm sóc Giáo sư Trần Đức Thảo trong quãng cuối đời của Giáo sư tại Paris như thế nào”.

Vậy là Nguyễn Ngọc Bích mới 10 tuổi đầu đã xa đất Thăng Long nhưng kỳ lạ thay, sau 7 thập kỷ giọng của ông vẫn nguyên bản Hà Nội, không một chút pha. Làm sao có thể lý giải được hiện tượng ngôn ngữ này nếu không phải bằng cội nguồn dân tộc! Trong đầu tôi chợt vang lên những vần thơ bất tử trong thi phẩm “Nhớ Bắc”của Huỳnh Văn Nghệ, một người Việt miền Nam chưa một lần đặt chân lên đất Bắc: Ai về Bắc, ta theo với / Thăm lại non sông giống Lạc Hồng / Từ thuở mang gươm đi mở cõi / Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Chân tình, trí thức, đó chính là những ấn tượng đầu tiên của tôi về Nguyễn Ngọc Bích.

Thế rồi ông mời vợ chồng tôi lại thăm nhà ông bà tại Springfield, Virginia, kề sát Thủ đô Washington. Trên đường đi, ông bà không ngớt gọi nhau “Bố à”, “Bé ơi” đầy âu yếm, ấn tượng đến mức tôi chẳng đừng đưa ra nhận xét: “Anh chị cứ như đôi chim cu ấy nhỉ. Ríu rít suốt ngày”. Cũng may là nhờ cái sự “vô duyên” ấy của tôi mà chúng tôi mới biết được “love story – chuyện tình” của ông bà khi là sinh viên đồng môn trên đất Mỹ này vào nửa cuối thập niên 50 của thế kỷ trước.

Bước chân vào nhà thì trời ơi, cơ man là sách, không chỉ trên giá, mà còn cả trên bàn, trên sàn, làm “con mọt sách” trong tôi phát thèm, nhất là từ nhà tù ra đi tôi chỉ có hai bàn tay trắng. Rồi thấy trên tường có treo ảnh một vị đội mũ cánh chuồn, hỏi ra thì được Nguyễn Ngọc Bích cho biết đấy là thân phụ ông, Tổng đốc Bắc Ninh Nguyễn Trọng Tấn. Nguyễn Ngọc Linh, anh ruột ông mà sau này tôi gặp, cho biết thêm: “Các cụ quê ở Bắc Ninh, đến khi vào quan trường mới định cư ở Hà Nội, phố Sinh Từ, để các con có trường tốt (Lycée Albert Sarraut cho con trai, Félix Faure cho con gái). Bích sinh ở Hà Nội. Sau khi cụ ông mất vào năm 1947 và VIệt Minh kiểm soát miền Bắc, anh thứ hai là Nguyễn Ngọc Chác vào Sài Gòn làm ăn, mang theo mấy em nhỏ trong đó có Bích để nuôi dạy. Sau này Bích học Lycée (Trường trung học Pháp ngữ) Chasseloup Laubat”. Vậy là Nguyễn Ngọc Bích mới 10 tuổi đầu đã xa đất Thăng Long nhưng kỳ lạ thay, sau 7 thập kỷ giọng của ông vẫn nguyên bản Hà Nội, không một chút pha. Làm sao có thể lý giải được hiện tượng ngôn ngữ này nếu không phải bằng cội nguồn dân tộc! Trong đầu tôi chợt vang lên những vần thơ bất tử trong thi phẩm “Nhớ Bắc”của Huỳnh Văn Nghệ, một người Việt miền Nam chưa một lần đặt chân lên đất Bắc:

Ai về Bắc, ta theo với,
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng.
Từ thuở mang gươm đi mở cõi,
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.

Lý giải thế nào về “cầu thị chính trị” đáng ngạc nhiên này của Nguyễn Ngọc Bích? Là bởi ngự trị nơi ông là một tấm lòng yêu nước nồng nàn. Vả lại cũng chỉ trên có sở ái quốc ấy mới có thể lý giải vì sao là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa nhưng Nguyễn Ngọc Bích lại không chủ trương khôi phục chính thể “Việt Nam Cộng Hòa” như ông đã hơn một lần khẳng định.

Nguyễn Ngọc Bích đã sớm đến với tôi như một người bạn vong niên, tận tình giúp tôi trong nhiều công việc hẳn là nhờ điểm chung “Người Hà Nội” ấy.

Mấy tháng đầu, do “Mỹ ngữ” của tôi có thể nói là “zero” nên Nguyễn Ngọc Bích đã mất khá nhiều thời gian để “thông ngôn” cho tôi trong các cuộc gặp với các tổ chức và chính giới Mỹ. Thế rồi khi các bài báo bằng tiếng Việt của tôi được đăng, ông lại giúp tôi chuyển ngữ sang tiếng Anh. Đến khi tôi đã có thể tự viết đôi chút bằng tiếng Anh thì cũng chính ông là người hiệu đính cho tôi. Đến tháng 12 năm 2014, tức 8 tháng sau khi tôi đặt chân đến đất Mỹ, tôi phải thuyết trình bằng tiếng Anh về dân chủ hóa Việt Nam trong khuôn khổ nghiên cứu tại Viện Quốc Gia Yểm Trợ Dân chủ của Mỹ (National Endownment for Democracy - NED), tôi lại nhờ ông đi với tôi để phòng khi tôi không nói hết được ý của mình thì đã có ông giúp. May mắn là tôi đã thuyết trình trót lọt, rồi trả lời các câu hỏi của cử tọa cũng trót lọt mặc dù ông Carl Gershman, chủ tịch NED giữ vai trò điều phối buổi thuyết trình trước đó đã gợi ý là tôi có thể nói tiếng Việt để Nguyễn Ngọc Bích dịch. Thành thử ông…”thất nghiệp” và ”ngủ” tại chỗ theo đúng nghĩa đen của từ này.

Một con người hồn nhiên như vậy ấy thế lại là một con người chính trị, hơn nữa, có đẳng cấp.

Nguyễn Ngọc Bích từng là Cục trưởng Cục Thông Tin Quốc Ngoại của Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Tổng giám đốc Việt Tấn Xã thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa - chức vụ mà người anh trai Nguyễn Ngọc Linh cũng đã đảm nhiệm. Thế rồi gần đây ông là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa, một tổ chức dân sự tự đặt ra nhiệm vụ vận động thế giới phục hồi Hiệp định Paris 1973... Không những thế, Nguyễn Ngọc Bích còn là người vận động thành lập Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) có chức năng thúc đẩy chuyển đổi sang dân chủ ở các nước cộng sản và độc tài khác ở châu Á và trở thành Giám đốc đầu tiên của Ban Việt Ngữ Đài này.

“Tiếng Ta Còn, Nước Ta Còn", tuyên ngôn ấy của học giả Phạm Quỳnh khi bàn về Truyện Kiều của Đại Thi hào Nguyễn Du – mà tôi, Cù Huy Hà Vũ, đánh giá mang tầm của một “Tuyên ngôn Độc lập” - cũng đã được Nguyễn Ngọc Bích thấm nhuần và vận dụng triệt để. Thực vậy, ông đã là tác giả của hàng chục tác phẩm ngôn ngữ, văn học, khảo cứu văn hóa - lịch sử Việt Nam có giá trị bên cạnh việc sáng lập Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ để truyền bá các tác phẩm cổ điển Việt Nam.

Nghĩa là chỉ nếu chỉ nghe những chức danh của ông cả trước lẫn sau 30/4/1975 thì người ta rất dễ hình dung ra một Nguyễn Ngọc Bích “Việt Nam Cộng Hòa đến cùng”. Thế nhưng trên thực tế lại không phải vậy.

Có lần Nguyễn Ngọc Bích mời tôi đến nói chuyện về quan hệ Việt - Mỹ với Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt Tại Hoa Kỳ (National Congress of Vietnamese Americans) mà ông là chủ tịch. Quan điểm của ông là cộng sản đã cưỡng chiếm “quốc gia” Việt Nam Cộng Hòa. Tôi thì ngược lại, khẳng định ở Việt Nam chỉ có một quốc gia duy nhất nhưng có hai chính thể đối kháng nhau là Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo cộng sản và Việt Nam Cộng hòa chống cộng trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” giữa một bên là khối các nước chống cộng do Mỹ lãnh đạo và bên kia là khối các nước cộng sản do Liên Xô và Trung Quốc đứng đầu. Nói cách khác, vẫn theo quan điểm của tôi, chiến tranh Việt Nam diễn ra trong hai thập kỷ, từ 1955 đến 1975, là một cuộc nội chiến giữa những người Việt. Khi tôi kết thúc bài nói chuyện, Nguyễn Ngọc Bích hướng về cử tọa hồ hởi: “Quý vị đến đây là không có uổng tý nào. Một quan điểm mà mọi người ở đây rất ít được nghe với một phân tích chính xác và rõ ràng đến như vậy”.

Lý giải thế nào về “cầu thị chính trị” đáng ngạc nhiên này của Nguyễn Ngọc Bích? Là bởi ngự trị nơi ông là một tấm lòng yêu nước nồng nàn. Vả lại cũng chỉ trên có sở ái quốc ấy mới có thể lý giải vì sao là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa nhưng Nguyễn Ngọc Bích lại không chủ trương khôi phục chính thể “Việt Nam Cộng Hòa” như ông đã hơn một lần khẳng định.

Vẫn với tinh thần tiếng Việt là “Quốc Hồn”, “Quốc Túy”, Nguyễn Ngọc Bích thậm chí Việt hóa cả địa danh nơi ông sinh sống để đặt dưới tên ông mỗi khi viết báo, viết sách bằng tiếng Việt. Thực vậy trong các tác phẩm ấy, “Khu Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ, Hoa-kỳ-quốc” đã thay thế “Springfield, Virginia, United States”. Kỳ lạ hơn, đến Quốc ca Mỹ ông cũng dịch ra tiếng Việt rồi hát ngay trong các buổi lễ cộng đồng người Việt. Chỉ với những việc làm này thôi, Nguyễn Ngọc Bích xứng đáng là một trong những người Việt Nam hải ngoại yêu nước nhất và độc đáo nhất.

Thực vậy, với tâm thế “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, Nguyễn Ngọc Bích bươn bả tìm cách để bảo vệ cho được các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam trước xâm lược Trung Quốc. Và cái cách cứu nước của ông là vận động trở lại Việt Nam Cộng Hòa trên danh nghĩa để có cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này. Ông viết: “Hiệp-định Geneva vào tháng Bảy 1954, một hội nghị với sự đồng chủ-tịch của Anh và Liên-Xô đã chia đôi Việt Nam thành hai miền ở vĩ-tuyến 17. Hoàng Sa và Trường Sa, vì là ở dưới vĩ tuyến 17, nên thuộc về chính quyền miền Nam, tức Việt Nam Cộng Hòa sau này. Chính dựa vào căn bản pháp lý đó mà Việt Nam Cộng Hòa đã cai quản hai quần đảo đó, đặc biệt là Quần đảo Hoàng Sa đến tháng Giêng 1974 khi Trung Quốc dùng vũ lực để cưỡng chiếm, và Quần đảo Trường Sa đến tận cuối Chiến tranh Việt Nam (tháng Tư 1975)”. Ông cũng nói rõ: “Trong hoàn cảnh đất nước bị cưỡng chiếm (Trường Sa, Hoàng Sa), chúng tôi thành lập Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Việt Nam Cộng Hòa để làm việc dựa trên những hồ sơ có thể thành công về phương diện pháp lý, để tranh đấu”. Tóm lại với Nguyễn Ngọc Bích, “Việt Nam Cộng Hòa” đơn thuần là phương tiện để bảo vệ lãnh thổ của tiền nhân trên Biển Đông trước bành trướng Đại Hán.

Lòng yêu nước của Nguyễn Ngọc Bích còn thể hiện qua chính phân tích của ông thế nào là “người yêu nước”. Trong một bài viết có tiểu mục Người yêu nước là người có viễn kiến”, ông khẳng định: “Người thiếu hiểu biết thường cho những người yêu nước là những người “dại dột,” bỏ cái êm ấm của nhà cao cửa rộng, của vợ đẹp con khôn để đi làm chuyện chưa chắc đã thành công. Song chính thật, người yêu nước phải là người có viễn-kiến, nhìn được xa, trông được rộng, ít nhất là quá được cái mũi của mình, quá được quyền lợi cá nhân và gia đình làng xã của mình, và xa đôi khi đến cả hàng trăm năm, hàng ngàn năm như cuộc tranh đấu của dân Lạc-Việt (Hai Bà v.v.) để thoát ra khỏi cái định mệnh Hán hóa đã xảy ra với hàng chục nhóm trong loài “Bách Việt” ở miền Nam Trung-quốc”. Và trong một bài viết khác ông đã đưa ra ví dụ cụ thể về “người yêu nước - viễn kiến”: “Liệu họ (chính quyền Việt Nam) có đáp-ứng được nhận-định của Cù Huy Hà Vũ cho rằng ‘đi với Mỹ lúc này là mệnh-lệnh của lịch-sử,’ một cái nhìn có viễn-kiến mà anh đưa ra từ năm 2010?”

Đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam là một hoạt động tất yếu của người Việt yêu nước, dù ở trong hay ngoài nước. Thế nên người ta thấy Nguyễn Ngọc Bích hết đăng đàn trong cộng đồng người Việt để hỗ trợ phong trào dân chủ ở Việt Nam lại xuất hiện trong các cuộc vận động chính giới Hòa Kỳ và quốc tế gây sức ép với chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền và trả tự do cho mọi tù nhân lương tâm. Và cả những việc không tên như dạy tiếng Anh cho những người trẻ tuổi dấn thân trong nước, ông cũng hào hứng thực hiện.

Cũng chính lòng yêu nước đã đưa Nguyễn Ngọc Bích đến quyết liệt khẳng định tôn giáo phải phục tùng lợi ích Dân tộc và Tổ Quốc Việt Nam. Ông viết: “Ngày nào người Việt còn chưa nhìn được ra là những lợi ích của dân tộc và Tổ quốc phải vượt được lên trên hết, trên cả những tín ngưỡng thiết thân đối với từng cá nhân trong chúng ta thì ngày đó, đất nước còn nguyên nguy cơ chia rẽ và toàn dân, một lần nữa, lại đứng trước hiểm họa bị ngoại bang thao túng để một lần nữa có thể mất đi nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh-thổ của Tổ-quốc chúng ta”.

“Tiếng Ta Còn, Nước Ta Còn", tuyên ngôn ấy của học giả Phạm Quỳnh khi bàn về Truyện Kiều của Đại Thi hào Nguyễn Du – mà tôi, Cù Huy Hà Vũ, đánh giá mang tầm của một “Tuyên ngôn Độc lập” - cũng đã được Nguyễn Ngọc Bích thấm nhuần và vận dụng triệt để. Thực vậy, ông đã là tác giả của hàng chục tác phẩm ngôn ngữ, văn học, khảo cứu văn hóa - lịch sử Việt Nam có giá trị bên cạnh việc sáng lập Tổ hợp xuất bản miền Đông Hoa Kỳ để truyền bá các tác phẩm cổ điển Việt Nam kể cả dưới hình thức song ngữ Việt - Anh như Cung Oán Ngâm Khúc, thơ Ôn Như hầu Nguyễn Gia Thiều…mà sự thành công hẳn nhờ đáng kể vào sự uyên bác tiếng Nôm của chính ông.

Với tư cách là nhà khảo cứu văn hóa Việt Nam, Nguyễn Ngọc Bích đã có những phát hiện thú vị. Chẳng hạn trong bài “Ảnh Hưởng Tam Giáo Trên Tinh Thần Người Việt” ông viết: “Phật-giáo Việt Nam là truyền thống Phật giáo độc nhất mà tôi biết có những chức tương đương với vai vế trong một gia đình, một tộc họ: sư cụ, sư ông, sư bà, sư bác, sư cô, chú tiểu”. Tiếp nối ông, tôi xin bổ sung “Sư Thày” tương đương với “Cha” vào cái “đại gia đình nhà chùa” đó. Thực vậy, ở nhiều địa phương miền Bắc Việt Nam, người ta gọi người đàn ông sinh thành ra mình là “thày”.

Câu chuyện của Thủy làm tôi nhớ lại cách đây đúng 10 năm, vào năm 2006, khi tôi tự ứng cử vào chức Bộ trưởng Bộ Văn Hóa và Thông Tin để thực thi “quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân” được Hiến pháp Việt Nam quy định, Thủ tướng khi đó là Phan Văn Khải phát biểu: “Cậu Vũ này ngang ngược từ bé!”. Vậy cũng là nhìn nhận con người nhưng sao khác nhau ”một giời một vực”. Với Giáo sư “Việt Nam Cộng Hòa” Nguyễn Ngọc Bích con người là sản phẩm của Tự do, trước hết của Tự do ngôn luận. Còn với Thủ tướng của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam con người chỉ là mầm nổi loạn!

Vẫn với tinh thần tiếng Việt là “Quốc hồn”, “Quốc túy”, Nguyễn Ngọc Bích thậm chí Việt hóa cả địa danh nơi ông sinh sống để đặt dưới tên ông mỗi khi viết báo, viết sách bằng tiếng Việt. Thực vậy trong các tác phẩm ấy, “Khu Đồng Xuân, Bang Trinh Nữ, Hoa-kỳ-quốc” đã thay thế “Springfield, Virginia, United States”. Kỳ lạ hơn, đến Quốc ca Mỹ ông cũng dịch ra tiếng Việt rồi hát ngay trong các buổi lễ cộng đồng người Việt. Chỉ với những việc làm này thôi, Nguyễn Ngọc Bích xứng đáng là một trong những người Việt Nam hải ngoại yêu nước nhất và độc đáo nhất.

Đấu tranh cho Dân chủ và Nhân quyền ở Việt Nam là một hoạt động tất yếu của người Việt yêu nước, dù ở trong hay ngoài nước. Thế nên người ta thấy Nguyễn Ngọc Bích hết đăng đàn trong cộng đồng người Việt để hỗ trợ phong trào dân chủ ở Việt Nam lại xuất hiện trong các cuộc vận động chính giới Hòa Kỳ và quốc tế gây sức ép với chính quyền Việt Nam chấm dứt đàn áp nhân quyền và trả tự do cho mọi tù nhân lương tâm. Và cả những việc không tên như dạy tiếng Anh cho những người trẻ tuổi dấn thân trong nước, ông cũng hào hứng thực hiện.

Lòng yêu nước nổi trội của Nguyễn Ngọc Bích còn được khắc họa ở chố ông đấu tranh cho cái tốt đẹp hơn ở Việt Nam không chỉ ở thời hiện tại mà còn ở thời tương lai. Xuất phát từ việc chỉ có vài trăm nguời Nhật học ở nước ngoài mà khi về nước đã giúp đưa nước này thành cường quốc, ông tổ chức ra Hội nghị Lãnh Đạo Trẻ Người Việt ở Hoa Kỳ (Vietnamese American Youth Leathership Conference -VAYLC) với mục đích bồi dưỡng thế hệ trẻ lý tưởng phục vụ vô vụ lợi quê hương Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Bích là như vậy nên dễ hiểu vì sao những ngày này trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đâu đâu cũng nhắc đến ông

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích ôi! Ai rồi cũng phải “giã từ cõi thực để vào hư” (Xuân Diệu), nhưng ông hẳn trong số những người hạnh phúc nhất vì đã ra đi dẫu có đột ngột vẫn trong vòng tay của người vợ hết mực thương yêu Đào Thị Hợi – “Bé” của ông và hơn thế nữa, trong tư thế của một chiến binh xung trận vì tồn vong của Non Nước và Nhân Bản Việt Nam!

Hôm qua, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy, cũng là một cựu tù nhân lương tâm, từ California gọi điện cho vợ chồng tôi ôn kỷ niệm về ông, kể: “Trong một lần ngồi với em, nhà văn Chu Linh và chị Trịnh Bình An, chú Bích hỏi em quen anh Vũ như thế nào. Nghe em kể xong, chú Bích tủm tỉm cười rồi nói: “Có một anh chàng rất là lạ. Tôi sang Mỹ từ năm 1954, đã gặp đủ người Việt Nam, cả giáo sư, miền Bắc lẫn miền Nam, nhưng chỉ cậu Vũ là làm tôi rất ấn tượng vì cậu này là người rất tự tin, không ai nghĩ là cậu ấy vừa ở tù ra, mà lại là nhà tù cộng sản. Tính cách ấy chỉ người sống trong xã hội dân chủ mới có được, Trong giọng nói của cậu Vũ có chí khí, có tinh thần, có lửa. Cách diễn đạt của cậu ấy không thuần túy truyền thông “xã hội chủ nghĩa” mà là của người tiếp xúc nhiều, quan hệ rộng, quen nói chuyện trước đám đông từ bé nên cách truyền đạt rất dễ hiểu và sinh động. Nhiều người trong nước sang đây cứ đọc giấy, đọc đến 10 phút mới ngẩng mặt lên, nghe chán lắm. Cậu Vũ thì lại nói vo. Mới sang đây tiếng Anh chưa biết nhiều, ấy vậy nhiều khi cậu ấy cứ nói ào đi, thế mà lại hay!”

Câu chuyện của Thủy làm tôi nhớ lại cách đây đúng 10 năm, vào năm 2006, khi tôi tự ứng cử vào chức Bộ trưởng Bộ Văn Hóa và Thông Tin để thực thi “quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân” được Hiến pháp Việt Nam quy định, Thủ tướng khi đó là Phan Văn Khải phát biểu: “Cậu Vũ này ngang ngược từ bé!”. Vậy cũng là nhìn nhận con người nhưng sao khác nhau ”một giời một vực”. Với Giáo sư “Việt Nam Cộng Hòa” Nguyễn Ngọc Bích con người là sản phẩm của Tự do, trước hết của Tự do ngôn luận. Còn với Thủ tướng của chế độ độc tài cộng sản Việt Nam con người chỉ là mầm nổi loạn!

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích ôi!

Ai rồi cũng phải “giã từ cõi thực để vào hư” (Xuân Diệu), nhưng ông hẳn trong số những người hạnh phúc nhất vì đã ra đi dẫu có đột ngột vẫn trong vòng tay của người vợ hết mực thương yêu Đào Thị Hợi – “Bé” của ông và hơn thế nữa, trong tư thế của một chiến binh xung trận vì tồn vong của Non Nước và Nhân Bản Việt Nam!

Trước Ngày tiễn đưa Ông về Cõi Vĩnh Hằng

Chicago, 10/3/2016

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Viện Việt học
4. Trở lại Hiệp định Paris: nên chăng? Diễn đàn Việt thức, 23/1/2013
5. Sắp Có Bước Ngoặt Trong Quan-Hệ Mỹ-Việt? Diễn đàn Việt thức, 28/8/2014

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

VOA Express

XS
SM
MD
LG