Các nhà ngoại giao Mỹ và Iran gặp nhau để đàm phán trực tiếp tại Geneva hôm nay và ngày mai về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran trước thời hạn phải đạt một thỏa thuận cuối cùng vào ngày 20/7. Theo tường thuật của thông tín viên đài VOA Victor Beattie, trong khi các cuộc đàm phán quốc tế sẽ được thực hiện lại vào tuần tới, cơ quan nguyên tử năng của Liên Hiệp Quốc đã cho biết rằng Tehran tỏ ra hợp tác trong cuộc điều tra về khía cạnh quân sự của chương trình hạt nhân của Iran.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Willliam Burns dẫn đầu phái đoàn Mỹ. Ông cũng chính là người đã tham gia vào các cuộc thương thảo bí mật với Iran nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân tạm thời hồi tháng 11.
Một giới chức cấp cao của Mỹ được hãng tin Reuters dẫn lời nói rằng “chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi cần phải nỗ lực hết sức mạnh mẽ về mặt ngoại giao” nhằm trắc nghiệm xem một giải pháp ngoại giao đối với chương trình hạt nhân của Iran có phải là điều khả thi hay không.
Hôm qua, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Abbas Araqhchi nói với truyền hình quốc gia Iran rằng cuộc gặp còn gồm cả một giới chức từ Liên Hiệp châu Âu. Ông nói thêm rằng các cuộc thảo luận đã tiến tới ‘giai đoạn quan trọng’. Hoa Kỳ và Iran là hai trong số 6 nước tham gia cuộc thảo luận quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, trong đó có 5 nước hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ cộng với Đức, hay còn gọi là P5+1.
Vòng đàm phán tiếp theo tại Vienna sẽ bắt đầu vào ngày 16/6. Vòng đàm phán cuối cùng hồi tháng Năm được một giới chức cấp cao trong chính quyền của ông Obama mô tả là ‘chậm chạp và khó khăn’ với các khoảng cách về quan điểm đàm phán vẫn còn tồn tại. Ông này nói rằng mục tiêu vẫn là đảm bảo rằng Iran không thể sở hữu vũ khí hạt nhân, và chương trình của Iran chỉ nhắm tới các mục đích hòa bình.
Tháng trước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng Iran cam kết giải quyết các tranh chấp. Tehran đang tìm cách nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế, trong khi nhóm P5 +1 tìm cách kiềm chế chương trình làm giàu uranium của Iran.
Tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói rằng đã đạt được tiến bộ liên quan tới việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran kể từ khi ông Rouhani lên nhậm chức một năm trước đây:
“Tôi nghĩ chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ hơn nhiều dưới thời ông Rouhani vì nhiều lý do, và một trong số đó là việc ông ấy được bầu lên một phần lớn là nhờ vận động cải tổ nền kinh tế. Và họ biết rằng cách duy nhất họ có thể nhận được sự nới lỏng về các biện pháp trừng phạt kinh tế là họ phải đạt được một thỏa thuận toàn diện vì hiện giờ họ không có được điều đó. Cho nên tôi nghĩ rằng về vấn đề hạt nhân, chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước và chúng tôi không biết là liệu chúng tôi có đi tới đích hay không, nhưng chúng tôi đã nhận thấy có những tiến bộ mà thật sự là chúng tôi chưa từng thấy trong suốt một thời gian dài”.
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế nhiều năm nay đã tiến hành điều tra về vấn đề Iran có tìm cách tinh chế uranium, thử nghiệm thuốc nổ rồi sửa đổi một chóp phi đạn đạn đạo để có thể gắn một đầu đạn hạt nhân hay không. Iran nhất quyết cho rằng đó là các cáo buộc sai trái.
Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano tuần trước nói rằng Iran đã bắt đầu tham gia nhiều hơn để tìm cách giải quyết các vấn đề vừa kể, nhưng ông cũng nói rằng Tehran cần phải hợp tác nhiều hơn nữa.
Ông Jonathan Adelman, giáo sư tại trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Denver, nói rằng Iran vẫn không hoàn toàn minh bạch trước các nhà đàm phán của quốc tế hay của IAEA.
“Có lò phản ứng hạt nhân Parchin mà chúng ta chưa có khả năng thực sự để kiểm tra. Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất ở đây là toàn bộ nghi vấn về điều người Iran đã tuyên bố rằng không thể tiếp cận chương trình phi đạn của họ, và về các phi đạn đạn đạo liên lục địa, họ đã hai lần phóng các vệ tinh nhiều tầng cùng với động vật vào quỹ đạo. Và họ đã tiến rất gần, như tờ New York Times nói, là vào năm 2020, thậm chí là trước đó, họ sẽ có phi đạn đạo đạo xuyên lục địa. Nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề lớn nhất là không khí của các cuộc đàm phán này. Nếu ta đọc báo chí Iran, nhất là báo chí tiếng Anh mỗi ngày, ta thấy người Iran tuyên bố một thắng lợi lớn, họ chiến thắng và sẽ duy trì gần như toàn bộ chương trình hạt nhân của họ”.
Ông Adelman dự đoán rằng thời hạn để đạt thỏa thuận cuối cùng vào ngày 20/7 sẽ được triển hạn. Trong khi đó, ông cảnh báo rằng cả chương trình phi đạn và hạt nhân của Iran sẽ tiếp tục. Ông nói rằng đó là lý do vì sao cần phải gấp rút để đạt được một bước đột phá trong các cuộc đàm phán này.
Còn đối với Israel, ông Adelman nói rằng quốc gia Do Thái này ngày càng tin rằng tiến trình đàm phán sẽ không thành công, và điều duy nhất để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran là hành động quân sự của Israel.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Willliam Burns dẫn đầu phái đoàn Mỹ. Ông cũng chính là người đã tham gia vào các cuộc thương thảo bí mật với Iran nhằm đạt được một thỏa thuận hạt nhân tạm thời hồi tháng 11.
Một giới chức cấp cao của Mỹ được hãng tin Reuters dẫn lời nói rằng “chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi cần phải nỗ lực hết sức mạnh mẽ về mặt ngoại giao” nhằm trắc nghiệm xem một giải pháp ngoại giao đối với chương trình hạt nhân của Iran có phải là điều khả thi hay không.
Hôm qua, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Iran Abbas Araqhchi nói với truyền hình quốc gia Iran rằng cuộc gặp còn gồm cả một giới chức từ Liên Hiệp châu Âu. Ông nói thêm rằng các cuộc thảo luận đã tiến tới ‘giai đoạn quan trọng’. Hoa Kỳ và Iran là hai trong số 6 nước tham gia cuộc thảo luận quốc tế về chương trình hạt nhân của Iran, trong đó có 5 nước hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ cộng với Đức, hay còn gọi là P5+1.
Vòng đàm phán tiếp theo tại Vienna sẽ bắt đầu vào ngày 16/6. Vòng đàm phán cuối cùng hồi tháng Năm được một giới chức cấp cao trong chính quyền của ông Obama mô tả là ‘chậm chạp và khó khăn’ với các khoảng cách về quan điểm đàm phán vẫn còn tồn tại. Ông này nói rằng mục tiêu vẫn là đảm bảo rằng Iran không thể sở hữu vũ khí hạt nhân, và chương trình của Iran chỉ nhắm tới các mục đích hòa bình.
Tháng trước, Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói rằng Iran cam kết giải quyết các tranh chấp. Tehran đang tìm cách nới lỏng các biện pháp trừng phạt quốc tế, trong khi nhóm P5 +1 tìm cách kiềm chế chương trình làm giàu uranium của Iran.
Tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf nói rằng đã đạt được tiến bộ liên quan tới việc kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran kể từ khi ông Rouhani lên nhậm chức một năm trước đây:
“Tôi nghĩ chúng tôi đã đạt được nhiều tiến bộ hơn nhiều dưới thời ông Rouhani vì nhiều lý do, và một trong số đó là việc ông ấy được bầu lên một phần lớn là nhờ vận động cải tổ nền kinh tế. Và họ biết rằng cách duy nhất họ có thể nhận được sự nới lỏng về các biện pháp trừng phạt kinh tế là họ phải đạt được một thỏa thuận toàn diện vì hiện giờ họ không có được điều đó. Cho nên tôi nghĩ rằng về vấn đề hạt nhân, chúng tôi vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước và chúng tôi không biết là liệu chúng tôi có đi tới đích hay không, nhưng chúng tôi đã nhận thấy có những tiến bộ mà thật sự là chúng tôi chưa từng thấy trong suốt một thời gian dài”.
Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế nhiều năm nay đã tiến hành điều tra về vấn đề Iran có tìm cách tinh chế uranium, thử nghiệm thuốc nổ rồi sửa đổi một chóp phi đạn đạn đạo để có thể gắn một đầu đạn hạt nhân hay không. Iran nhất quyết cho rằng đó là các cáo buộc sai trái.
Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano tuần trước nói rằng Iran đã bắt đầu tham gia nhiều hơn để tìm cách giải quyết các vấn đề vừa kể, nhưng ông cũng nói rằng Tehran cần phải hợp tác nhiều hơn nữa.
Ông Jonathan Adelman, giáo sư tại trường nghiên cứu các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Denver, nói rằng Iran vẫn không hoàn toàn minh bạch trước các nhà đàm phán của quốc tế hay của IAEA.
“Có lò phản ứng hạt nhân Parchin mà chúng ta chưa có khả năng thực sự để kiểm tra. Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất ở đây là toàn bộ nghi vấn về điều người Iran đã tuyên bố rằng không thể tiếp cận chương trình phi đạn của họ, và về các phi đạn đạn đạo liên lục địa, họ đã hai lần phóng các vệ tinh nhiều tầng cùng với động vật vào quỹ đạo. Và họ đã tiến rất gần, như tờ New York Times nói, là vào năm 2020, thậm chí là trước đó, họ sẽ có phi đạn đạo đạo xuyên lục địa. Nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề lớn nhất là không khí của các cuộc đàm phán này. Nếu ta đọc báo chí Iran, nhất là báo chí tiếng Anh mỗi ngày, ta thấy người Iran tuyên bố một thắng lợi lớn, họ chiến thắng và sẽ duy trì gần như toàn bộ chương trình hạt nhân của họ”.
Ông Adelman dự đoán rằng thời hạn để đạt thỏa thuận cuối cùng vào ngày 20/7 sẽ được triển hạn. Trong khi đó, ông cảnh báo rằng cả chương trình phi đạn và hạt nhân của Iran sẽ tiếp tục. Ông nói rằng đó là lý do vì sao cần phải gấp rút để đạt được một bước đột phá trong các cuộc đàm phán này.
Còn đối với Israel, ông Adelman nói rằng quốc gia Do Thái này ngày càng tin rằng tiến trình đàm phán sẽ không thành công, và điều duy nhất để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran là hành động quân sự của Israel.