Chính phủ Mỹ mở cửa hoạt động trở lại sau vụ tranh cãi ngân sách trong Quốc hội khiến chính phủ phải đóng cửa 16 ngày. Nhưng thỏa thuận ngân sách này chỉ có tính tạm thời và Quốc hội đã lập ra một nhóm công tác để nhanh chóng tiến tới một thỏa thuận rộng và dài hạn. Thông tín viên VOA Cindy Saine tường thuật rằng hai đảng vẫn còn nhiều cách biệt trong ưu tiên cho chi tiêu và tiết kiệm Các chuyên gia cho biết những nỗ lực tương tự để thảo ra một thỏa thuận ngân sách đã từng thất bại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Quốc hội Mỹ không thể điều hành đất nước bằng việc lê lết từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác.
Phát biểu hôm thứ Năm, nhà lãnh đạo Mỹ nói các nhà lập pháp phải thay đổi cách làm việc và thảo ra một thỏa thuận ngân sách:
"Chúng ta không nên tiếp cận quá trình lập ngân sách như một cuộc trình diễn ý thức hệ - cắt ngân sách chỉ vì muốn cắt. Không phải là chuyện hơn thua giữa tăng trưởng và trách nhiệm tài khóa - chúng ta cần cả hai điều đó. Chúng ta cần một ngân sách ứng phó được những vấn đề mà hầu hết người dân Mỹ đang tập trung vào: đó là tạo ra thêm công ăn việc làm tốt trả lương khá hơn."
Thỏa thuận này được thảo ra vào phút chót để tránh tình trạng vỡ nợ và mở cửa lại phần lớn chính phủ liên bang.
Thỏa thuận đòi hỏi các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa ở Thượng viện và Hạ viện bổ nhiệm thành viên vào một ủy ban hội ý, có nhiệm vụ phải thương lượng một thỏa thuận ngân sách toàn diện. Quốc hội vẫn chưa thấy được một thỏa thuận như vậy từ 3 năm qua.
Nhóm công tác đã gặp gỡ và dùng bữa sáng hôm thứ Năm. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Paul Ryan thuộc đảng Cộng hòa cho biết chỉ gặp và nói chuyện thôi đã là một dấu hiệu tiến bộ. Ông nói:
"Đây mới là mà cách thức mà những nhà lập quốc hình dung Hiến pháp hoạt động. Và vì vậy chúng ta muốn quay lại cách thức đó. Từ năm 2009 đến giờ chưa có một cuộc họp ngân sách nào. Ðã tới lúc chúng ta bắt đầu thảo luận với nhau tìm cách dung hòa sự khác biệt."
Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Patty Murray thuộc đảng Dân chủ, cũng bày tỏ sự lạc quan. Bà nói:
"Chúng tôi tin rằng cả hai đảng đều có điểm chung là muốn cho người dân Mỹ thấy Quốc hội có thể làm việc và đảm bảo cho nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng và mọi người quay trở lại làm việc."
Mặc dù có sự khởi đầu tích cực, các nhà phân tích chỉ ra rằng phe Dân chủ và phe Cộng hòa có lập trường rất khác nhau về vai trò và quy mô của chính phủ.
Ông Stuart Rothenberg, một nhà phân tích chính trị nói:
"Đảng Dân chủ muốn tăng thuế và tăng chi tiêu. Đảng Cộng hòa muốn duy trì mức thuế và thu nhỏ quy mô chính phủ."
Đảng Cộng hòa lâu nay vẫn phản đối tăng thuế và ủng hộ cắt giảm mạnh những chương trình xã hội mà đảng Dân chủ bảo vệ. Còn đảng Dân chủ thì muốn tăng thuế đánh vào các tập đoàn để có ngân quỹ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và các chương trình phúc lợi xã hội.
Lãnh đạo khối thiểu số Hạ viện, bà Nancy Pelosi thuộc đảng Dân chủ đổ lỗi cho phe Cộng hòa gây nên vụ chính quyền đóng cửa khi ràng buộc dự luật cấp ngân sách vào bộ luật chăm sóc y tế mang tính bước ngoặt của Tổng thống Obama. Bà nói:
"Phe Cộng hòa có thể không thích chính phủ nhưng họ ở đây để điều hành và lập pháp, nghĩa là phải thỏa hiệp và lựa chọn, thay vì đi hết từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác do họ gây ra."
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đảng Cộng hòa bị quy trách nhiều hơn so với đảng Dân chủ về việc chính phủ đóng cửa một phần và bế tắc nợ. Ông Rothenberg nói chính vì điều này mà ít có khả năng lặp lại một vụ bế tắc khác về luật chăm sóc y tế Obamacare. Ông nhận định:
"Tôi nghĩ họ đã rút ra được bài học về Obamacare, và họ sẽ không thay đổi luật này nữa."
Ðến ngày 13 tháng 12 Ủy ban hội ý ngân sách phải thảo được một thỏa thuận.
Dự luật được Hạ viện và Thượng viện thông qua vào cuối thứ Tư chỉ cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động đến giữa tháng Giêng và gia hạn trần nợ cho đến đầu tháng 2, do đó Ủy ban hội ý ngân sách và Quốc hội phải hành động, nếu không sẽ lại trượt tới bờ vực thảm họa kinh tế một lần nữa.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nói Quốc hội Mỹ không thể điều hành đất nước bằng việc lê lết từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác.
Phát biểu hôm thứ Năm, nhà lãnh đạo Mỹ nói các nhà lập pháp phải thay đổi cách làm việc và thảo ra một thỏa thuận ngân sách:
"Chúng ta không nên tiếp cận quá trình lập ngân sách như một cuộc trình diễn ý thức hệ - cắt ngân sách chỉ vì muốn cắt. Không phải là chuyện hơn thua giữa tăng trưởng và trách nhiệm tài khóa - chúng ta cần cả hai điều đó. Chúng ta cần một ngân sách ứng phó được những vấn đề mà hầu hết người dân Mỹ đang tập trung vào: đó là tạo ra thêm công ăn việc làm tốt trả lương khá hơn."
Thỏa thuận này được thảo ra vào phút chót để tránh tình trạng vỡ nợ và mở cửa lại phần lớn chính phủ liên bang.
Thỏa thuận đòi hỏi các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa ở Thượng viện và Hạ viện bổ nhiệm thành viên vào một ủy ban hội ý, có nhiệm vụ phải thương lượng một thỏa thuận ngân sách toàn diện. Quốc hội vẫn chưa thấy được một thỏa thuận như vậy từ 3 năm qua.
Nhóm công tác đã gặp gỡ và dùng bữa sáng hôm thứ Năm. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Paul Ryan thuộc đảng Cộng hòa cho biết chỉ gặp và nói chuyện thôi đã là một dấu hiệu tiến bộ. Ông nói:
"Đây mới là mà cách thức mà những nhà lập quốc hình dung Hiến pháp hoạt động. Và vì vậy chúng ta muốn quay lại cách thức đó. Từ năm 2009 đến giờ chưa có một cuộc họp ngân sách nào. Ðã tới lúc chúng ta bắt đầu thảo luận với nhau tìm cách dung hòa sự khác biệt."
Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Thượng viện Patty Murray thuộc đảng Dân chủ, cũng bày tỏ sự lạc quan. Bà nói:
"Chúng tôi tin rằng cả hai đảng đều có điểm chung là muốn cho người dân Mỹ thấy Quốc hội có thể làm việc và đảm bảo cho nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng và mọi người quay trở lại làm việc."
Mặc dù có sự khởi đầu tích cực, các nhà phân tích chỉ ra rằng phe Dân chủ và phe Cộng hòa có lập trường rất khác nhau về vai trò và quy mô của chính phủ.
Ông Stuart Rothenberg, một nhà phân tích chính trị nói:
"Đảng Dân chủ muốn tăng thuế và tăng chi tiêu. Đảng Cộng hòa muốn duy trì mức thuế và thu nhỏ quy mô chính phủ."
Đảng Cộng hòa lâu nay vẫn phản đối tăng thuế và ủng hộ cắt giảm mạnh những chương trình xã hội mà đảng Dân chủ bảo vệ. Còn đảng Dân chủ thì muốn tăng thuế đánh vào các tập đoàn để có ngân quỹ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và các chương trình phúc lợi xã hội.
Lãnh đạo khối thiểu số Hạ viện, bà Nancy Pelosi thuộc đảng Dân chủ đổ lỗi cho phe Cộng hòa gây nên vụ chính quyền đóng cửa khi ràng buộc dự luật cấp ngân sách vào bộ luật chăm sóc y tế mang tính bước ngoặt của Tổng thống Obama. Bà nói:
"Phe Cộng hòa có thể không thích chính phủ nhưng họ ở đây để điều hành và lập pháp, nghĩa là phải thỏa hiệp và lựa chọn, thay vì đi hết từ khủng hoảng này tới khủng hoảng khác do họ gây ra."
Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy đảng Cộng hòa bị quy trách nhiều hơn so với đảng Dân chủ về việc chính phủ đóng cửa một phần và bế tắc nợ. Ông Rothenberg nói chính vì điều này mà ít có khả năng lặp lại một vụ bế tắc khác về luật chăm sóc y tế Obamacare. Ông nhận định:
"Tôi nghĩ họ đã rút ra được bài học về Obamacare, và họ sẽ không thay đổi luật này nữa."
Ðến ngày 13 tháng 12 Ủy ban hội ý ngân sách phải thảo được một thỏa thuận.
Dự luật được Hạ viện và Thượng viện thông qua vào cuối thứ Tư chỉ cấp ngân sách cho chính phủ hoạt động đến giữa tháng Giêng và gia hạn trần nợ cho đến đầu tháng 2, do đó Ủy ban hội ý ngân sách và Quốc hội phải hành động, nếu không sẽ lại trượt tới bờ vực thảm họa kinh tế một lần nữa.