Hệ thống phòng thủ phi đạn Iron Dome của Israel dường như đã qua được cuộc thử nghiệm quan trọng đầu tiên, ngăn chận được hàng trăm quả rocket từ dải Gaza không rớt trúng các cộng đồng người Israel trong những ngày vừa qua. Nhưng cuộc thử nghiệm đó cũng cho thấy một số khuyết điểm trong hệ thống được Hoa Kỳ hỗ trợ cả năm nay.
Quân đội Israel hôm qua cho hay Iron Dome đã nghênh cản ít nhất 389 quả rocket kể từ khi Israel bắt đầu cuộc phản công nhắm vào các phần tử chủ chiến ở dải Gaza hôm 14 tháng 11. Một giới chức quốc phòng Israel nói con số này tiêu biểu cho ít nhất 80 phần trăm toàn bộ số rocket mà hệ thống nhắm làm mục tiêu trong thời kỳ đó.
Các kết quả nổi bật
Ông Robert Powell, một chuyên gia phân tích về Trung Ðông của Ðơn vị Tình báo của báo Economist tại New York, nói rằng Iron Dome đã chứng tỏ “hết sức phi thường,” nếu xét về mặt hệ thống này chỉ mới bắt đầu vận hành được hồi năm ngoái. Ông nói chương trình phòng thủ phi đạn đã chặn được các rocket tầm ngắn mà thông thường rất khó nghênh cản.
Iron Dome được triển khai bởi Rafael Defense Systems, một công ty quốc phòng do nhà nước Israel điều hành, với sự hỗ trợ của hai công ty Israel khác, là công ty quốc doanh Elta Systems và công ty tư nhân mPrest Systems.
Israel bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ sau khi nhóm chủ chiến Hezbollah của Liban bắn hàng ngàn quả rocket vào các cộng đồng miền bắc israel trong cuộc chiến chớp nhoáng năm 2006. Giới hữu trách Israel đã bố trí dàn phòng thủ Iron Dome ở nam bộ Israel hồi năm ngoái để chống lại hỏa pháo rocket từ dải Gaza phóng đi trong nhiều năm.
"Vòm sắt" vận hành ra sao
Mỗi dàn phòng thủ có ba cơ phận hoạt động theo thứ tự: một đơn vị phát hiện bằng radar ghi nhận việc phóng rocket; một trung tâm xử lý tiên liệu rocket sẽ rớt xuống địa điểm này và xác định có nên nghênh cản hay không, và một đơn vị phóng phi đạn phóng đi phi đạn nghênh cản.
Kể từ năm 2011, Israel đã bố trí 5 dàn phòng thủ Iron Dome ở miền nam và miền trung Israel. Các dàn này được thiết kế để bắn hạ các rocket với tầm bắn từ 5 đến 70 kilomet. Nếu dàn phòng thủ nhận thấy một rocket không đề ra mối đe doạ nào cho các địa điểm dân sự hay quân sự, thì sẽ để cho rocket đó rớt xuống khoảng đất trống.
Israel đã đặt dàn thứ 5 ở ngoại vi Tel Aviv vào ngày 17 tháng 11, 2 ngày sau khi thủ đô thương mại của Israel bị các rocket từ dải Gaza nhắm làm mục tiêu lần đầu tiên.
Nâng cấp hệ thống
Phó chủ tịch phát triển kinh doanh của công ty Rafael Defense Systems, ông Oron Oriol nói đơn vị ở Tel Aviv là một phần của một loạt các dàn phòng thủ Iron Dome thứ hai đã được nâng cấp. Ông cho biết : “Phiên bản mới của dàn phòng thủ có một số cải tiến trong giao diện người và máy, trong khả năng của radar và phi đạn nghênh cản.”
Ông Oriol nói Iron Dome có khả năng xử lý số lượng rocket phóng vào Israel tính cho tới nay.
Ông nói: “Hệ thống này được thiết kế để ứng phó với từng dàn rocket được phóng đi cùng một lúc. Tôi không thể nói liệu các phần tử chủ chiến có khả năng vô hiệu hóa hệ thống hay không. Nhưng, ta có thể thấy kết quả nghênh cản đã đạt được.”
Các kết quả đó đã phơi bầy một số vấn đề kỹ thuật của "Vòm Sắt".
Trục trặc và các mảnh vụn
Các cơ quan truyền thông Israel nói rằng hệ thống đã bị trục trặc một thời gian ngắn vào lúc một quả rocket từ dải Gaza rớt trúng một tòa nhà chung cư ở thị trấn Kiryat Malachi của Israel hôm thứ năm tuần trước, làm 3 cư dân thiệt mạng. Mảnh đạn văng ra do nghênh cản trên không cũng rớt xuống các khu dân cư, gây thương tích và thiệt hại tài sản.
Ông Oriol nói các nhân viên của công ty Rafael đang làm việc “ngày đêm” để học hỏi từ mỗi một sự cố. Ông cũng nói mảnh vụn rớt xuống là điều không thể tránh khỏi bởi vì các phi đạn nghênh cản được thiết kế để phá hủy các đầu đạn rocket, chứ không phải toàn bộ rocket.
Ông Oriol nói: “Những mảnh kim loại sẽ rớt xuống đất vì trọng lực…và chúng tôi không thể kiểm soát được việc ấy. Ðây là lý do vì sao mọi người phải vào hầm trú hay ở bên trong các toà nhà chứ không phải ở bên ngoài bởi vì họ có thể bị trúng thương.”
Một khuyết điểm khác của Iron Dome mang tính cách chiến thuật.
Các hạn chế trong tư thế một công cụ phòng vệ
Chuyên gia phân tích của Ðơn vị Tình báo Economist Powell nói hiệu năng của hệ thống bị hạn chế trong việc giảm thiểu tác động của hành động trả đũa các cuộc hành quân của Israel.
“Về mặt Israel chọn phương án dùng bộ binh, hải quân hay không quân, Iron Dome thực ra không đóng một vai trò nào. Bản thân hệ thống không có tác động thay đổi chiến lược về khả năng đánh trúng các mục tiêu Hamas bên trong dải Gaza.”
Ông Powell nói Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn đứng trước một chọn lựa giữa việc tiếp tục các cuộc không kích “hữu hiệu vừa phải” và một cuộc đổ bộ lục quân để “xóa sạch” Hamas.
“Một cuộc đổ bộ có nghĩa là có khả năng thiệt hại lớn về quân số và tổn thất khi có cuộc tổng tuyển cử vào tháng giêng. Dường như ông không sẵn sàng làm như thế, nhất là xét về tình hình thâm hụt ngân sách, đang ngày càng đáng ngại.”
Tổn phí cao
Israel đã chi ra 560 triệu đôla cho "Vòm Sắt", và Hoa Kỳ đã cung cấp 275 triệu trong ngân khoản đó. Chính phủ Israel dự trù chi thêm 190 triệu đôla nữa để bố trí thêm các dàn phòng thủ.
Mỗi lần phóng đi một phi đạn nghênh cản là chính phủ Israel phải tiêu tốn hàng chục ngàn đôla, theo bộ quốc phòng.
Nhưng các vụ nghênh cản của Iron Dome cũng giúp tránh được số tử vong người Israel khiến có thể gây áp lực khiến chính phủ phải tiến vào một cuộc bộ chiến còn tốn kém hơn.
Ông Oriol nói: “Ðiều đáng kể không phải là tổn phí của phi đạn nghênh cản. Ðiều đáng kể là những gì mà một phi đạn nghênh cản có thể thực sự cứu vãn, và tổn phí của thiệt hại mà một rocket có thể thực sự gây ra cho dân chúng.”
Quân đội Israel hôm qua cho hay Iron Dome đã nghênh cản ít nhất 389 quả rocket kể từ khi Israel bắt đầu cuộc phản công nhắm vào các phần tử chủ chiến ở dải Gaza hôm 14 tháng 11. Một giới chức quốc phòng Israel nói con số này tiêu biểu cho ít nhất 80 phần trăm toàn bộ số rocket mà hệ thống nhắm làm mục tiêu trong thời kỳ đó.
Các kết quả nổi bật
Ông Robert Powell, một chuyên gia phân tích về Trung Ðông của Ðơn vị Tình báo của báo Economist tại New York, nói rằng Iron Dome đã chứng tỏ “hết sức phi thường,” nếu xét về mặt hệ thống này chỉ mới bắt đầu vận hành được hồi năm ngoái. Ông nói chương trình phòng thủ phi đạn đã chặn được các rocket tầm ngắn mà thông thường rất khó nghênh cản.
Iron Dome được triển khai bởi Rafael Defense Systems, một công ty quốc phòng do nhà nước Israel điều hành, với sự hỗ trợ của hai công ty Israel khác, là công ty quốc doanh Elta Systems và công ty tư nhân mPrest Systems.
Israel bắt đầu triển khai hệ thống phòng thủ sau khi nhóm chủ chiến Hezbollah của Liban bắn hàng ngàn quả rocket vào các cộng đồng miền bắc israel trong cuộc chiến chớp nhoáng năm 2006. Giới hữu trách Israel đã bố trí dàn phòng thủ Iron Dome ở nam bộ Israel hồi năm ngoái để chống lại hỏa pháo rocket từ dải Gaza phóng đi trong nhiều năm.
"Vòm sắt" vận hành ra sao
Mỗi dàn phòng thủ có ba cơ phận hoạt động theo thứ tự: một đơn vị phát hiện bằng radar ghi nhận việc phóng rocket; một trung tâm xử lý tiên liệu rocket sẽ rớt xuống địa điểm này và xác định có nên nghênh cản hay không, và một đơn vị phóng phi đạn phóng đi phi đạn nghênh cản.
Kể từ năm 2011, Israel đã bố trí 5 dàn phòng thủ Iron Dome ở miền nam và miền trung Israel. Các dàn này được thiết kế để bắn hạ các rocket với tầm bắn từ 5 đến 70 kilomet. Nếu dàn phòng thủ nhận thấy một rocket không đề ra mối đe doạ nào cho các địa điểm dân sự hay quân sự, thì sẽ để cho rocket đó rớt xuống khoảng đất trống.
Israel đã đặt dàn thứ 5 ở ngoại vi Tel Aviv vào ngày 17 tháng 11, 2 ngày sau khi thủ đô thương mại của Israel bị các rocket từ dải Gaza nhắm làm mục tiêu lần đầu tiên.
Nâng cấp hệ thống
Phó chủ tịch phát triển kinh doanh của công ty Rafael Defense Systems, ông Oron Oriol nói đơn vị ở Tel Aviv là một phần của một loạt các dàn phòng thủ Iron Dome thứ hai đã được nâng cấp. Ông cho biết : “Phiên bản mới của dàn phòng thủ có một số cải tiến trong giao diện người và máy, trong khả năng của radar và phi đạn nghênh cản.”
Ông Oriol nói Iron Dome có khả năng xử lý số lượng rocket phóng vào Israel tính cho tới nay.
Ông nói: “Hệ thống này được thiết kế để ứng phó với từng dàn rocket được phóng đi cùng một lúc. Tôi không thể nói liệu các phần tử chủ chiến có khả năng vô hiệu hóa hệ thống hay không. Nhưng, ta có thể thấy kết quả nghênh cản đã đạt được.”
Các kết quả đó đã phơi bầy một số vấn đề kỹ thuật của "Vòm Sắt".
Trục trặc và các mảnh vụn
Các cơ quan truyền thông Israel nói rằng hệ thống đã bị trục trặc một thời gian ngắn vào lúc một quả rocket từ dải Gaza rớt trúng một tòa nhà chung cư ở thị trấn Kiryat Malachi của Israel hôm thứ năm tuần trước, làm 3 cư dân thiệt mạng. Mảnh đạn văng ra do nghênh cản trên không cũng rớt xuống các khu dân cư, gây thương tích và thiệt hại tài sản.
Ông Oriol nói các nhân viên của công ty Rafael đang làm việc “ngày đêm” để học hỏi từ mỗi một sự cố. Ông cũng nói mảnh vụn rớt xuống là điều không thể tránh khỏi bởi vì các phi đạn nghênh cản được thiết kế để phá hủy các đầu đạn rocket, chứ không phải toàn bộ rocket.
Ông Oriol nói: “Những mảnh kim loại sẽ rớt xuống đất vì trọng lực…và chúng tôi không thể kiểm soát được việc ấy. Ðây là lý do vì sao mọi người phải vào hầm trú hay ở bên trong các toà nhà chứ không phải ở bên ngoài bởi vì họ có thể bị trúng thương.”
Một khuyết điểm khác của Iron Dome mang tính cách chiến thuật.
Các hạn chế trong tư thế một công cụ phòng vệ
Chuyên gia phân tích của Ðơn vị Tình báo Economist Powell nói hiệu năng của hệ thống bị hạn chế trong việc giảm thiểu tác động của hành động trả đũa các cuộc hành quân của Israel.
“Về mặt Israel chọn phương án dùng bộ binh, hải quân hay không quân, Iron Dome thực ra không đóng một vai trò nào. Bản thân hệ thống không có tác động thay đổi chiến lược về khả năng đánh trúng các mục tiêu Hamas bên trong dải Gaza.”
Ông Powell nói Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn đứng trước một chọn lựa giữa việc tiếp tục các cuộc không kích “hữu hiệu vừa phải” và một cuộc đổ bộ lục quân để “xóa sạch” Hamas.
“Một cuộc đổ bộ có nghĩa là có khả năng thiệt hại lớn về quân số và tổn thất khi có cuộc tổng tuyển cử vào tháng giêng. Dường như ông không sẵn sàng làm như thế, nhất là xét về tình hình thâm hụt ngân sách, đang ngày càng đáng ngại.”
Tổn phí cao
Israel đã chi ra 560 triệu đôla cho "Vòm Sắt", và Hoa Kỳ đã cung cấp 275 triệu trong ngân khoản đó. Chính phủ Israel dự trù chi thêm 190 triệu đôla nữa để bố trí thêm các dàn phòng thủ.
Mỗi lần phóng đi một phi đạn nghênh cản là chính phủ Israel phải tiêu tốn hàng chục ngàn đôla, theo bộ quốc phòng.
Nhưng các vụ nghênh cản của Iron Dome cũng giúp tránh được số tử vong người Israel khiến có thể gây áp lực khiến chính phủ phải tiến vào một cuộc bộ chiến còn tốn kém hơn.
Ông Oriol nói: “Ðiều đáng kể không phải là tổn phí của phi đạn nghênh cản. Ðiều đáng kể là những gì mà một phi đạn nghênh cản có thể thực sự cứu vãn, và tổn phí của thiệt hại mà một rocket có thể thực sự gây ra cho dân chúng.”