Căn cứ trên tầm mức quan trọng lâu dài của công cuộc giao thương ngang qua Thái Bình Dương, bà Clinton cho hay sự lành mạnh của nền kinh tế Mỹ ràng buộc một phần vào cung cách châu Âu lèo lái cuộc khủng hoảng nợ. Bà nói: "Để có thể hoàn toàn hồi phục từ tình trạng suy thoái trong những năm trước, châu Âu cần phải vững mạnh và một lần nữa hoạt động hết công suất. Vì vậy chúng tôi ủng hộ nhu cầu đưa ra những thay đổi để cải thiện khả năng cạnh tranh của châu Âu."
Sau các cuộc thảo luận với Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt, bà Clinton nói Washignton sẽ làm tất cả những gì có thể làm để hỗ trợ cho những thay đổi trong số 17 quốc gia thuộc khối đồng euro, nhưng quyết định khó khăn phải là do chính người dân châu Âu đưa ra.
Thủ tướng Reinfeldt thận trọng lưu ý chống lại những lời kêu gọi kích thích chi tiêu để thay cho các biện pháp thắt lưng buộc bụng không được lòng dân, lưu ý rằng những nền tài chính công lành mạnh và mức tăng trưởng mạnh hơn của nhiều nước bắc Âu chỉ có được sau hơn 20 năm cải tổ cơ cấu. Ông nói: "Đồng thời chúng ta đôi khi nói đến tình hình khó khăn một phần ở trung và nam Âu như thể nó chỉ liên hệ tới một khó khăn trong mức cầu mà thôi. Nhưng theo tôi nó có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ những thách thức có dính líu tới cuộc khủng hoảng đang diễn tiến ở một phần của châu Âu, một cuộc khủng hoảng nợ mà dĩ nhiên là hệ quả của tình trạng tài chính công bị quản trị tồi tệ, và cũng là những vấn đề trong khả năng cạnh tranh.”
Mức thất nghiệp trong khối đồng euro là 11%, cao nhất kể từ khi bắt lưu giữ số liệu năm 1995.
Theo phân tích của giới chuyên gia thì nền kinh tế trì trệ của khối đồng euro sẽ còn đẩy mức thất nghiệp lên cao hơn nữa trong những tháng sắp tới. Khối này đã vất vả tìm cách thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế trong lúc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công hiện đang bước sang năm thứ ba.
Khối các nước đồng euro đang gay gắt tranh cãi về phương cách làm sao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong lúc chính phủ tìm cách ngăn chặn thâm thủng trong chi tiêu. Lời kêu gọi của tân Tổng thống Pháp Francois Hollande cổ vũ cho những chính sách để đưa tới những biện pháp tạo công ăn việc làm đối chọi với những biện pháp khắc khổ mà thủ tướng Đức Angela Merkel khuyến nghị.
Đồng thời nước Tây Ban Nha cũng đang vất vả để tài trợ những ngân hàng nợ nần chồng chất bị chính phủ giữ quyền kiểm soát trong lúc cử tri Hy Lạp sẽ đi bầu quốc hội trong tháng này. Cuộc bầu cử có thể giúp quyết định xem Hy Lạp sẽ ở lại trong khối đồng euro hay sẽ trở thành nuớc đầu tiên bước ra khỏi khối này.
Sau các cuộc thảo luận với Thủ tướng Thụy Điển Fredrik Reinfeldt, bà Clinton nói Washignton sẽ làm tất cả những gì có thể làm để hỗ trợ cho những thay đổi trong số 17 quốc gia thuộc khối đồng euro, nhưng quyết định khó khăn phải là do chính người dân châu Âu đưa ra.
Thủ tướng Reinfeldt thận trọng lưu ý chống lại những lời kêu gọi kích thích chi tiêu để thay cho các biện pháp thắt lưng buộc bụng không được lòng dân, lưu ý rằng những nền tài chính công lành mạnh và mức tăng trưởng mạnh hơn của nhiều nước bắc Âu chỉ có được sau hơn 20 năm cải tổ cơ cấu. Ông nói: "Đồng thời chúng ta đôi khi nói đến tình hình khó khăn một phần ở trung và nam Âu như thể nó chỉ liên hệ tới một khó khăn trong mức cầu mà thôi. Nhưng theo tôi nó có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ những thách thức có dính líu tới cuộc khủng hoảng đang diễn tiến ở một phần của châu Âu, một cuộc khủng hoảng nợ mà dĩ nhiên là hệ quả của tình trạng tài chính công bị quản trị tồi tệ, và cũng là những vấn đề trong khả năng cạnh tranh.”
Mức thất nghiệp trong khối đồng euro là 11%, cao nhất kể từ khi bắt lưu giữ số liệu năm 1995.
Theo phân tích của giới chuyên gia thì nền kinh tế trì trệ của khối đồng euro sẽ còn đẩy mức thất nghiệp lên cao hơn nữa trong những tháng sắp tới. Khối này đã vất vả tìm cách thúc đẩy mức tăng trưởng kinh tế trong lúc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công hiện đang bước sang năm thứ ba.
Khối các nước đồng euro đang gay gắt tranh cãi về phương cách làm sao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong lúc chính phủ tìm cách ngăn chặn thâm thủng trong chi tiêu. Lời kêu gọi của tân Tổng thống Pháp Francois Hollande cổ vũ cho những chính sách để đưa tới những biện pháp tạo công ăn việc làm đối chọi với những biện pháp khắc khổ mà thủ tướng Đức Angela Merkel khuyến nghị.
Đồng thời nước Tây Ban Nha cũng đang vất vả để tài trợ những ngân hàng nợ nần chồng chất bị chính phủ giữ quyền kiểm soát trong lúc cử tri Hy Lạp sẽ đi bầu quốc hội trong tháng này. Cuộc bầu cử có thể giúp quyết định xem Hy Lạp sẽ ở lại trong khối đồng euro hay sẽ trở thành nuớc đầu tiên bước ra khỏi khối này.