Người tiết lộ tin tình báo của Hoa Kỳ đang bị truy nã Edward Snowden đã rời khỏi phi trường Moscow để đi đến một nơi không rõ ở Nga sau khi chính quyền nước này cho ông được hưởng quy chế tỵ nạn tạm thời. Hoa Kỳ đã chỉ trích quyết định của chính phủ Nga, trong khi một số nhà tranh đấu cho nhân quyền lại hoan nghênh quyết định đó.
Nga đã chấp thuận cho cựu nhân viên hợp đồng làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ Snowden được tỵ nạn một năm, từ chối một lời yêu cầu của Hoa Kỳ đòi hồi hương ông ta để thẩm vấn về các cáo buộc tiết lộ thông tín bí mật.
Hôm qua, chính quyền Obama đã bầy tỏ sự thất vọng. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney lập lại rằng Snowden phải bị trục xuất về Hoa Kỳ để đối mặt với các cáo trạng chống lại ông ta. Ông nói:
“Ông Snowden không phải là một người “thổi còi báo hiệu.” Ông ta bị cáo buộc là tiết lộ thông tín bí mật và đã bị truy tố về ba trọng tội, và ông ta nên bị trả càng sớm càng hay về Hoa Kỳ, nơi ông sẽ được dành cho sự thụ lý và bảo vệ đúng cách.”
Quyết định của Nga đã gây căng thẳng cho bang giao vốn đã lung lay giữa hai nước.
Nhưng thân phụ của ông Snowden, ông Lon Snowden ở tiểu bang Pennsylvania miền đông Hoa Kỳ, đã ca ngợi quyết định của Nga và cảm ơn Tổng thống Putin.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình RU-RTR của Nga hồi hôm qua, ông khuyên nhủ con trai nên ngưng tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào:
“Vào thời điểm này, tôi muốn con tôi chỉ giữ im lặng và quan tâm đến sức khoẻ, và tin tưởng … Sự thực sẽ được phơi bày và họ càng biết nhiều hơn thì càng lo lắng hơn, họ sẽ thừa nhận rằng họ nhận được thông tin sai lạc, rằng dân chúng không thành thực với họ và họ sẽ đòi hỏi thêm từ phía những người này và chính phủ mà lẽ ra phải thành thực với họ, cũng như với giới truyền thông Mỹ.”
Một số nhà hoạt động nhân quyền đã hoan nghênh việc Snowden được cho tỵ nạn, nhưng bà Lyudmila Alexeyeva, một nhà tranh đấu cho nhân quyền kỳ cựu của Nga, nêu ra rằng cuộc mưu tìm tự do thông tin của ông Snowden đã đưa ông tới một đất nước không dành mấy tôn trọng cho các quyền tự do. Bà nói:
“Ðây không phải là một hiện tượng số phận trớ trêu. Tôi nghĩ đó là thảm kịch của anh ta. Chắc chắn anh ta đã trải qua một thời gian rất gay go ở đây. Tôi có thể mường tượng rằng trong khi ở lại phi trường này, chắc hẳn anh ta đã bị những người của Sở An ninh Nhà nước FSB rầy rà rất nhiều, và sau đó anh ta sẽ phải giữ vững quyết tâm.”
Cách đây 2 tháng, thanh niên 30 tuổi từng làm nhân viên hợp đồng cho chính phủ Hoa Kỳ này đã tiết lộ chi tiết về các chương trình theo dõi bí mật mà Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành.
Các chương trình này gồm việc thu thập các dữ liệu về các cú điện thoại và nhắn tin qua Internet trong cố gắng ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.
Nga đã chấp thuận cho cựu nhân viên hợp đồng làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ Snowden được tỵ nạn một năm, từ chối một lời yêu cầu của Hoa Kỳ đòi hồi hương ông ta để thẩm vấn về các cáo buộc tiết lộ thông tín bí mật.
Hôm qua, chính quyền Obama đã bầy tỏ sự thất vọng. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Jay Carney lập lại rằng Snowden phải bị trục xuất về Hoa Kỳ để đối mặt với các cáo trạng chống lại ông ta. Ông nói:
“Ông Snowden không phải là một người “thổi còi báo hiệu.” Ông ta bị cáo buộc là tiết lộ thông tín bí mật và đã bị truy tố về ba trọng tội, và ông ta nên bị trả càng sớm càng hay về Hoa Kỳ, nơi ông sẽ được dành cho sự thụ lý và bảo vệ đúng cách.”
Quyết định của Nga đã gây căng thẳng cho bang giao vốn đã lung lay giữa hai nước.
Nhưng thân phụ của ông Snowden, ông Lon Snowden ở tiểu bang Pennsylvania miền đông Hoa Kỳ, đã ca ngợi quyết định của Nga và cảm ơn Tổng thống Putin.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình RU-RTR của Nga hồi hôm qua, ông khuyên nhủ con trai nên ngưng tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào:
“Vào thời điểm này, tôi muốn con tôi chỉ giữ im lặng và quan tâm đến sức khoẻ, và tin tưởng … Sự thực sẽ được phơi bày và họ càng biết nhiều hơn thì càng lo lắng hơn, họ sẽ thừa nhận rằng họ nhận được thông tin sai lạc, rằng dân chúng không thành thực với họ và họ sẽ đòi hỏi thêm từ phía những người này và chính phủ mà lẽ ra phải thành thực với họ, cũng như với giới truyền thông Mỹ.”
Một số nhà hoạt động nhân quyền đã hoan nghênh việc Snowden được cho tỵ nạn, nhưng bà Lyudmila Alexeyeva, một nhà tranh đấu cho nhân quyền kỳ cựu của Nga, nêu ra rằng cuộc mưu tìm tự do thông tin của ông Snowden đã đưa ông tới một đất nước không dành mấy tôn trọng cho các quyền tự do. Bà nói:
“Ðây không phải là một hiện tượng số phận trớ trêu. Tôi nghĩ đó là thảm kịch của anh ta. Chắc chắn anh ta đã trải qua một thời gian rất gay go ở đây. Tôi có thể mường tượng rằng trong khi ở lại phi trường này, chắc hẳn anh ta đã bị những người của Sở An ninh Nhà nước FSB rầy rà rất nhiều, và sau đó anh ta sẽ phải giữ vững quyết tâm.”
Cách đây 2 tháng, thanh niên 30 tuổi từng làm nhân viên hợp đồng cho chính phủ Hoa Kỳ này đã tiết lộ chi tiết về các chương trình theo dõi bí mật mà Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ đã tiến hành.
Các chương trình này gồm việc thu thập các dữ liệu về các cú điện thoại và nhắn tin qua Internet trong cố gắng ngăn chặn các vụ tấn công khủng bố.