Đường dẫn truy cập

Hoa Kỳ duyệt lại viện trợ cho Ai Cập


Tổng thống lâm thời của Ai Cập đã tổ chức tuyên thệ nhậm chức cho nội các mới, nhưng không có ai trong số 34 thành viên có liên quan tới đảng Huynh Đệ Hồi Giáo
Tổng thống lâm thời của Ai Cập đã tổ chức tuyên thệ nhậm chức cho nội các mới, nhưng không có ai trong số 34 thành viên có liên quan tới đảng Huynh Đệ Hồi Giáo
Tổng thống lâm thời của Ai Cập đã tổ chức tuyên thệ nhậm chức cho nội các mới, nhưng không có ai trong số 34 thành viên có liên quan tới Huynh Đệ Hồi Giáo, nhóm đã đưa ông Mohamed Morsi lên nắm quyền hồi năm ngoái.

Hôm 3 tháng 7, Quân đội Ai Cập đã lật đổ nhà lãnh đạo được bầu một cách dân chủ sau khi nhiều triệu người Ai Cập xuống đường biểu tình trong bốn ngày, phản đối phương cách ông điều hành đất nước.

Mirette Mabrouk, làm việc với Trung tâm Rafik Hariri của Hội đồng Đại Tây Dương nghiên cứuTrung Đông, nói ông Morsi và chính phủ của ông đơn giản là thiếu khả năng. Ông nói:

“Thật ra thì Huynh Đệ Hồi Giáo đã phạm phải tất cả mọi lỗi lầm theo sách vở. Họ đã chứng tỏ là không có khả năng thích ứng với việc điều hành đất nước vào một giai đoạn rất khó khăn, kết quả là Tổng thống bị gạt qua một bên và Huynh Đệ Hồi Giáo cũng vậy.”

Huynh Đệ Hồi Giáo coi chính phủ do quân đội hậu thuẫn hiện nay là bất hợp pháp.

Hoa Kỳ duyệt xét lại viện trợ cho Ai Cập

Chính phủ Obama đang duyệt lại viện trợ cho Ai Cập sau hành động của quân đội. Một đạo luật của Hoa Kỳ quy định cắt viện trợ cho “bất cứ nước nào mà người đứng đầu chính phủ do dân bầu bị lật đổ bởi một cuộc đảo chánh quân sự.”

Nhưng các giới chức Hoa Kỳ đã dè dặt không gắn nhãn hiệu đảo chánh cho việc xảy ra tại Ai Cập.

Mỗi năm, Washington cung cấp 1,3 tỉ đô la viện trợ quân sự cho Ai Cập. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang gây áp lực để chấm dứt khoản viện trợ đó.

Nhưng, cựu chuyên gia Vùng Trung Đông của bộ ngoại giao Hoa Kỳ Aaron David Miller nói rằng đó là một ý kiến dở:

“Dù sao thì chúng ta đã cung cấp viện trợ này trong 30 năm - ba thập niên - cho một chế độ không có dân chủ, một chế độ không bầu cử tự do, một chế độ không có biểu tình của quần chúng trên quy mô cỡ này. Vậy mà vào lúc Ai Cập có thể hoạt động trong một tiến trình dân chủ, có bầu cử tự do, có biểu tình đông đảo biểu lộ ý chí của quần chúng, chúng ta lại ngưng viện trợ. Đó là chuyện phi lý.”

Hoa Kỳ có ít tác dụng đòn bảy về vấn đề Ai Cập.

Nhiều chuyên gia nói rằng Hoa Kỳ có rất ít ảnh hưởng với những gì đang hay sẽ xảy ra tại Ai Cập.

Jeffrey Martini thuộc tổ chức nghiên cứu RAND nói một lý do là viện trợ kinh tế của Hoa Kỳ đã giảm bớt qua nhiều năm, một phần là vì sự tăng trưởng kinh tế của Ai Cập:

“Vào giữa thập niên 1980 tổng cộng viện trợ từ Hoa Kỳ tới Ai Cập tương đương với khoảng 7% của nền kinh tế Ai Cập, giúp Hoa Kỳ có nhiều ảnh hưởng. Ngày nay, viện trợ đó vào khoảng 0,7% – như vậy là sụt giảm 10 lần so với tầm cỡ của nền kinh tế Ai Cập.”

Dù có hay không có ảnh hưởng, Hoa Kỳ và các nước khác tin là một nước Ai Cập ổn định là điều thiết yếu cho vùng Trung Đông.

Nhiều người am hiểu tình hình khuyên Hoa Kỳ và các quốc gia khác nên đứng ngoài để tiến trình chính trị Ai Cập tự chọn hướng đi của nó.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG