Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Mai Tuyết hỏi như sau:
"Thưa bác sĩ Hồ Văn Hiền,
Gia đình tôi có một người bị bệnh lao, và cả nhà tôi phải đi xét nghiệm vi trùng lao bằng cách tiêm vào da cánh tay và chụp hình phổi. Ngày đầu tiên mọi người không có phản ứng gì, ngày thứ hai thì mọi người trong gia đình cũng không triệu chứng gì ngoài đứa bé 2 tuổi ở cánh tay bị tiêm của đứa bé bị sưng đỏ lên. Gia đình tôi rất là lo lắng cho đứa bé liệu cháu bé đó có bị vi trùng lao không? Tôi không biết là đối với vết sưng của đứa bé to khoảng bao nhiêu thì được coi là bệnh lao? Hay chỉ cần sưng lên là bị lao?
Hiện tại cháu bé vẫn khỏe mạnh chơi đùa và ăn uống bình thường không có triệu chứng gì cả liệu cháu có bị lao không? Tôi nghe nói bệnh lao uống thuốc rất hại cho gan, mắt, xương... Liệu với cháu bé 2 tuổi nếu thực sự cháu bị lao thì các loại thuốc lao cháu chắc chắn sẽ ảnh hưởng cho cuộc sống của cháu sau này. Gia đình tôi thực sự rất lo cho cháu bé. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Cám ơn bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Phản ứng lao tố và chữa bệnh lao tiềm ẩn
Chúng ta đã bàn về lao tiềm ẩn và phản ứng lao tố trong nhiều bài trước đây. Hôm nay tôi chỉ xin giới hạn trong một số điểm:
1) Chúng ta thử phản ứng da lao tố (Tuberculin Skin Test, TST, Mantoux Test) để truy tầm những trường hợp lao tiềm ẩn (latent tuberculosis), với mục đích sẽ dùng thuốc chữa những ca TST dương tính mà cái lợi (benefit) của trị liệu bằng thuốc cao hơn đáng kể cái hại do biến chứng/phản ứng phụ có thể xảy (risk) ra do thuốc.
2) Phản ứng lao tố (TST, tuberculin skin test): chích 5 đơn vị lao tố tuberculin (PPD: Purified Protein Derivative) vào da (intradermal injection) rồi xem và đo phần sưng da (skin induration) sau 48- 72 h. Đường kính vùng sưng quyết định dương tính hay âm tính tuỳ theo trường hợp bệnh lý, mối nghi ngờ người đó bị lao là cao hay thấp.
Ví dụ: một người sinh ở Mỹ, không có rủi ro bị nhiễm, thì sưng đến 15mm mới gọi là dương (positive TST). Trong khi đó, nếu là một trẻ em 4 tuổi hay một trẻ em mới ở Việt Nam qua (rủi ro bị nhiễm cao), thì sưng 10mm trở lên gọi là dương.
Người có tiếp cận gần gủi với một bệnh nhân lao hoạt động và có khả năng truyền nhiễm, chỉ 5 mm cũng đủ xem là dương tính.
3) Chữa bằng isoniazid (INH) trong 9 tháng là giảm cơ nguy bệnh lao tiềm ẩn "thức dậy" (reactivation) và biến thành lao hoạt động. Cơ nguy này càng lớn nếu tuổi bệnh nhân càng nhỏ.
Như vậy nếu bệnh nhân 2 tuổi bị lao tiềm ẩn, rủi ro bệnh hoạt động là rất cao 12-25%.
4) Bệnh có cơ nguy trở thành bệnh lao hoạt động cao nhất trong những năm theo sau biến cố nhiễm vi khuẩn bệnh lao Mycobacterium tuberculosis.
Em bé có lẽ thừa hưởng vi trùng lao từ ca bệnh đã được chứng minh trong gia đình. Những năm sắp tới, cơ nguy bệnh trở nên hoạt động sẽ rất cao.
5)Tác dụng phụ quan trọng nhất của INH là độc cho gan (liver toxicity). Tuồi bệnh nhân càng cao thì tác dụng độc gan và các phản ứng phụ khác càng dễ xảy ra.
6) Lý luận như trên chúng ta thấy trẻ em 2 tuổi cơ nguy bị thiệt hại do thuốc rất thấp (<1%) trong lúc cơ nguy bệnh từ tiềm ẩn chuyển qua hoạt động (những bệnh nguy hiễm như lao phổi, lao xương, viêm lao màng óc, viêm lao não...) rất cao (có thể tới mức ¼=25%), hơn nữa, bé mới bị nhiễm, đang ở trong gia đoạn dễ bị biến thành lao hoạt động hơn cả.
7) Sau đây là những biến chứng chính của isoniazid:
Độc cho gan. Những người cơ năng gan yếu, viêm gan càng dễ bị độc gan hơn. Bác sĩ có thể theo dõi định kỳ cơ năng gan bằng cách đo các chất men gan (ALT), tuy nhiên thường không cần đối với trẻ em.
Hiếm hơn nhiều: xót ruột, đau bụng, đau sưng khớp, viêm da (lupus), chóng mặt, nhiễm trủng vì một bệnh khác,co giật, động kinh, viêm dây thần kinh, phản ứng do dị ứng với thuốc. Bác sĩ thường cho uống thêm Vitamin B6 kèm với INH vì INH cạnh tranh với vitamin B6.
Những người sau đây, khả năng hiệu ứng có hại (adverse effects) về thần kinh cao hơn (INH induced neurotoxicity):
8) Nên nhớ là chúng ta cố gắng can thiệp (dùng thuốc INH) trong lúc bệnh còn tiềm ẩn, có nghĩa là lúc chưa có triệu chứng gì cả ( như biếng ăn, hay mệt, ho, sốt...) ngoài việc các mô và tế bào nhận diện và phản ứng với được chất lao tố.
Chữa như vậy giảm 90% cơ nguy bệnh biến thành hoạt động (reactivation), có nghĩa là lúc bệnh lao sẽ gây ra như những triệu chứng lâm sàn cũng như thể hiện trên chẩn đoán hình ảnh như X quang phổi, chụp CT... Cho nên nếu cháu vẫn có vẻ khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường thì đấy không phải là một lý lẽ chống lại việc chữa bằng thuốc.
9) Tôi xin nhấn mạnh điểm này vì trong những năm gần đây, người Việt qua lại giữa Mỹ và Việt Nam tăng gấp bội, và trẻ em Mỹ gốc Việt có vẻ như tiếp xúc (tiếp cận) với người mắc bệnh lao hoạt động hơn trước rất nhiều, như qua du lịch, người lớn tuổi có bệnh từ Việt nam qua thăm, người giữ trẻ không được sàn lọc kỹ về bệnh truyền nhiễm theo định kỳ.
Những phụ huynh có con nhỏ tương tự như trường hợp này sẽ ngần ngại cho con uống thuốc trong 9 tháng do thắc mắc những điểm tương tự như vị phụ huynh viết thư này.
Mỗi trường hợp được bác sĩ cũng như nhân viên y tế công cộng ở Mỹ đánh giá dưới nhiều khía cạnh, căn cứ một phần trên các thống kê vể dịch học và dược học như chúng ta vừa phân tích ở trên. Họ luôn luôn đặt quyền lợi đứa trẻ trên hết.
Quyền cho chữa hay không là tuỳ phụ huynh hay người giám hộ. Nên tránh để thái độ đối kháng, nghi ngờ không căn cứ (ví dụ nghĩ rằng mình bị khó dễ, kỳ thị), ảnh hưởng đến sức khoẻ về sau của con cái mình.
10) Những nhận xét trên đây hoàn toàn có tính cách thông tin. Nhất là chỉ áp dụng cho bệnh nhân có sức đề kháng bình thường (immunocompetent).
Tất cả mọi khía cạnh từ chuẩn đoán đến trị bệnh theo dõi đều có thể tuỳ thuộc từng địa phương, hoàn cảnh dịch học, hoàn cảnh chủng tộc, di truyển của bệnh nhân. Bác sĩ riêng của bệnh nhân là người duy nhất có thẩm quyền xét đến các mặt khác nhau của vấn đề và điều khiển việc trị liệu.
Chúc bệnh nhân và quý thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền.
---------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Mai Tuyết hỏi như sau:
"Thưa bác sĩ Hồ Văn Hiền,
Gia đình tôi có một người bị bệnh lao, và cả nhà tôi phải đi xét nghiệm vi trùng lao bằng cách tiêm vào da cánh tay và chụp hình phổi. Ngày đầu tiên mọi người không có phản ứng gì, ngày thứ hai thì mọi người trong gia đình cũng không triệu chứng gì ngoài đứa bé 2 tuổi ở cánh tay bị tiêm của đứa bé bị sưng đỏ lên. Gia đình tôi rất là lo lắng cho đứa bé liệu cháu bé đó có bị vi trùng lao không? Tôi không biết là đối với vết sưng của đứa bé to khoảng bao nhiêu thì được coi là bệnh lao? Hay chỉ cần sưng lên là bị lao?
Hiện tại cháu bé vẫn khỏe mạnh chơi đùa và ăn uống bình thường không có triệu chứng gì cả liệu cháu có bị lao không? Tôi nghe nói bệnh lao uống thuốc rất hại cho gan, mắt, xương... Liệu với cháu bé 2 tuổi nếu thực sự cháu bị lao thì các loại thuốc lao cháu chắc chắn sẽ ảnh hưởng cho cuộc sống của cháu sau này. Gia đình tôi thực sự rất lo cho cháu bé. Xin bác sĩ tư vấn giúp.
Cám ơn bác sĩ.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:
Phản ứng lao tố và chữa bệnh lao tiềm ẩn
Chúng ta đã bàn về lao tiềm ẩn và phản ứng lao tố trong nhiều bài trước đây. Hôm nay tôi chỉ xin giới hạn trong một số điểm:
1) Chúng ta thử phản ứng da lao tố (Tuberculin Skin Test, TST, Mantoux Test) để truy tầm những trường hợp lao tiềm ẩn (latent tuberculosis), với mục đích sẽ dùng thuốc chữa những ca TST dương tính mà cái lợi (benefit) của trị liệu bằng thuốc cao hơn đáng kể cái hại do biến chứng/phản ứng phụ có thể xảy (risk) ra do thuốc.
2) Phản ứng lao tố (TST, tuberculin skin test): chích 5 đơn vị lao tố tuberculin (PPD: Purified Protein Derivative) vào da (intradermal injection) rồi xem và đo phần sưng da (skin induration) sau 48- 72 h. Đường kính vùng sưng quyết định dương tính hay âm tính tuỳ theo trường hợp bệnh lý, mối nghi ngờ người đó bị lao là cao hay thấp.
Ví dụ: một người sinh ở Mỹ, không có rủi ro bị nhiễm, thì sưng đến 15mm mới gọi là dương (positive TST). Trong khi đó, nếu là một trẻ em 4 tuổi hay một trẻ em mới ở Việt Nam qua (rủi ro bị nhiễm cao), thì sưng 10mm trở lên gọi là dương.
Người có tiếp cận gần gủi với một bệnh nhân lao hoạt động và có khả năng truyền nhiễm, chỉ 5 mm cũng đủ xem là dương tính.
3) Chữa bằng isoniazid (INH) trong 9 tháng là giảm cơ nguy bệnh lao tiềm ẩn "thức dậy" (reactivation) và biến thành lao hoạt động. Cơ nguy này càng lớn nếu tuổi bệnh nhân càng nhỏ.
- Dưới 1 tuổi: 50%
- 1-2 tuổi 12-25%
- 2-5 tuổi 5%
- 5-10 tuổi 2-5%
- Trên 10 tuổi 10-20%
Như vậy nếu bệnh nhân 2 tuổi bị lao tiềm ẩn, rủi ro bệnh hoạt động là rất cao 12-25%.
4) Bệnh có cơ nguy trở thành bệnh lao hoạt động cao nhất trong những năm theo sau biến cố nhiễm vi khuẩn bệnh lao Mycobacterium tuberculosis.
Em bé có lẽ thừa hưởng vi trùng lao từ ca bệnh đã được chứng minh trong gia đình. Những năm sắp tới, cơ nguy bệnh trở nên hoạt động sẽ rất cao.
5)Tác dụng phụ quan trọng nhất của INH là độc cho gan (liver toxicity). Tuồi bệnh nhân càng cao thì tác dụng độc gan và các phản ứng phụ khác càng dễ xảy ra.
- Dưới 35 tuổi <1%
- Trên 35 tuổi -50 tuổi <3%
- Trên 50 t -65t 3-5%
- Trên 65 tuổi, nguy cơ phản ứng có hại là 5%, được xem là cao. Dùng thuốc chữa lao cho bệnh lao tiềm ần cho những người này chỉ "đáng" nếu cơ nguy lao tái hoạt động thật cao.
6) Lý luận như trên chúng ta thấy trẻ em 2 tuổi cơ nguy bị thiệt hại do thuốc rất thấp (<1%) trong lúc cơ nguy bệnh từ tiềm ẩn chuyển qua hoạt động (những bệnh nguy hiễm như lao phổi, lao xương, viêm lao màng óc, viêm lao não...) rất cao (có thể tới mức ¼=25%), hơn nữa, bé mới bị nhiễm, đang ở trong gia đoạn dễ bị biến thành lao hoạt động hơn cả.
7) Sau đây là những biến chứng chính của isoniazid:
Độc cho gan. Những người cơ năng gan yếu, viêm gan càng dễ bị độc gan hơn. Bác sĩ có thể theo dõi định kỳ cơ năng gan bằng cách đo các chất men gan (ALT), tuy nhiên thường không cần đối với trẻ em.
Hiếm hơn nhiều: xót ruột, đau bụng, đau sưng khớp, viêm da (lupus), chóng mặt, nhiễm trủng vì một bệnh khác,co giật, động kinh, viêm dây thần kinh, phản ứng do dị ứng với thuốc. Bác sĩ thường cho uống thêm Vitamin B6 kèm với INH vì INH cạnh tranh với vitamin B6.
Những người sau đây, khả năng hiệu ứng có hại (adverse effects) về thần kinh cao hơn (INH induced neurotoxicity):
- Người lớn tuổi
- Suy dinh dưỡng
- Trẻ em
- Nghiện rượu
- Tiểu đường (diabetes)
- Có bầu
- Bệnh HIV
8) Nên nhớ là chúng ta cố gắng can thiệp (dùng thuốc INH) trong lúc bệnh còn tiềm ẩn, có nghĩa là lúc chưa có triệu chứng gì cả ( như biếng ăn, hay mệt, ho, sốt...) ngoài việc các mô và tế bào nhận diện và phản ứng với được chất lao tố.
Chữa như vậy giảm 90% cơ nguy bệnh biến thành hoạt động (reactivation), có nghĩa là lúc bệnh lao sẽ gây ra như những triệu chứng lâm sàn cũng như thể hiện trên chẩn đoán hình ảnh như X quang phổi, chụp CT... Cho nên nếu cháu vẫn có vẻ khoẻ mạnh, sinh hoạt bình thường thì đấy không phải là một lý lẽ chống lại việc chữa bằng thuốc.
9) Tôi xin nhấn mạnh điểm này vì trong những năm gần đây, người Việt qua lại giữa Mỹ và Việt Nam tăng gấp bội, và trẻ em Mỹ gốc Việt có vẻ như tiếp xúc (tiếp cận) với người mắc bệnh lao hoạt động hơn trước rất nhiều, như qua du lịch, người lớn tuổi có bệnh từ Việt nam qua thăm, người giữ trẻ không được sàn lọc kỹ về bệnh truyền nhiễm theo định kỳ.
Những phụ huynh có con nhỏ tương tự như trường hợp này sẽ ngần ngại cho con uống thuốc trong 9 tháng do thắc mắc những điểm tương tự như vị phụ huynh viết thư này.
Mỗi trường hợp được bác sĩ cũng như nhân viên y tế công cộng ở Mỹ đánh giá dưới nhiều khía cạnh, căn cứ một phần trên các thống kê vể dịch học và dược học như chúng ta vừa phân tích ở trên. Họ luôn luôn đặt quyền lợi đứa trẻ trên hết.
Quyền cho chữa hay không là tuỳ phụ huynh hay người giám hộ. Nên tránh để thái độ đối kháng, nghi ngờ không căn cứ (ví dụ nghĩ rằng mình bị khó dễ, kỳ thị), ảnh hưởng đến sức khoẻ về sau của con cái mình.
10) Những nhận xét trên đây hoàn toàn có tính cách thông tin. Nhất là chỉ áp dụng cho bệnh nhân có sức đề kháng bình thường (immunocompetent).
Tất cả mọi khía cạnh từ chuẩn đoán đến trị bệnh theo dõi đều có thể tuỳ thuộc từng địa phương, hoàn cảnh dịch học, hoàn cảnh chủng tộc, di truyển của bệnh nhân. Bác sĩ riêng của bệnh nhân là người duy nhất có thẩm quyền xét đến các mặt khác nhau của vấn đề và điều khiển việc trị liệu.
Chúc bệnh nhân và quý thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền.
---------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
********
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.