Đường dẫn truy cập

Hội nghị Châu Á về Nước tập trung vào vấn đề an ninh, thiên tai


Một bé trai uống nước gần một dòng suối trong quận Fuyuan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhiều quốc gia ở Á Châu đang đối mặt với mối rủi ro xảy ra một vụ khủng hoảng nước nếu họ không giải quyết được sự quản lý yếu kém có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng.
Một bé trai uống nước gần một dòng suối trong quận Fuyuan, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhiều quốc gia ở Á Châu đang đối mặt với mối rủi ro xảy ra một vụ khủng hoảng nước nếu họ không giải quyết được sự quản lý yếu kém có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng.
Các chuyên gia tài nguyên môi trường cho biết nhiều quốc gia ở Á Châu đang đối mặt với mối rủi ro xảy ra một vụ khủng hoảng nước nếu họ không giải quyết được sự quản lý yếu kém có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nhiều nước khác cũng đang chật vật để ngăn chặn những trận lụt lớn. Từ thành phố Chiang Mai của Thái Lan, nơi hội nghị khu vực về vấn đề quản lý nguồn nước vừa kết thúc, thông tín viên Steve Sandford của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.

Không có dấu hiệu nào về tình trạng thiếu nước ở miền bắc Thái Lan khi các phái đoàn đến dự Hội nghị thượng đỉnh Á Châu Thái bình dương về Nước.

Nhưng bên trong hội trường mọi người đã nói tới một vụ khủng hoảng mà Á Châu có thể sắp phải đương đầu.

Tiến sĩ Kulwant Singh, cố vấn của tổ chức Habitat của Liên hiệp quốc, cho biết hai nước sử dụng tài nguyên nước lớn nhất khu vực, Ấn Độ và Trung Quốc, phải trả một cái giá khá đắt cho mục tiêu phát triển.

Ông Singh nói: "Hầu hết các công nghiệp đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực đòi hỏi những nguồn cung ứng ổn định cho một số phần của chu kỳ sản xuất của họ. Thứ nhì là cư dân thành thị mỗi ngày một đông trong khu vực này cần thêm nước để uống, để giữ gìn vệ sinh cá nhân, và để phục vụ cho khu vực công nghiệp, cho các cơ quan tổ chức, và cho hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đô thị."

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu nước ở Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong vòng 20 năm tới đây, lên tới 1.500 tỉ mét khối, trong lúc nhu cầu nước của Trung Quốc sẽ tăng 32%.

Nhiều đập thủy điện đang được xây dựng trên sông Mekong, và có ít nhất 11 con đập mới đang được qui hoạch, phần lớn là ở Trung Quốc.
Nhiều đập thủy điện đang được xây dựng trên sông Mekong, và có ít nhất 11 con đập mới đang được qui hoạch, phần lớn là ở Trung Quốc.
Trong khi đó, nhiều đập thủy điện đang được xây dựng trên sông Mekong, và có ít nhất 11 con đập mới đang được qui hoạch, phần lớn là ở Trung Quốc.

Những diễn tiến này làm cho nhiều người lo ngại, kể cả những người đại diện của các phái đoàn chính phủ.

Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu như sau.

Ông Nhân cho biết: "Hơn 60% tổng số tài nguyên nước của Việt Nam đến từ bên ngoài lãnh thổ của chúng tôi và được phân phối một cách không đồng đều trên các khu vực địa dư, trong đó có 60% tài nguyên nước là ở đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam."

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng tập trung thảo luận về việc ngăn chặn những thảm họa do nước gây ra, như những trận lụt kinh hoàng ở Thái Lan năm 2011, giết chết hơn 800 người.

Ông Supajak Waree, một viên chức của Trung tâm cảnh báo thảm họa Thái Lan, cho biết một trong các giải pháp của vấn đề là cải thiện công nghệ.

Ông Supajak nói: "Chúng tôi theo dõi sát những nơi mưa nhiều và đã huấn luyện một mạng lưới nhân viên ở nhiều khu vực khác nhau để chúng tôi có thể kiểm chứng với họ về những điều kiện chính xác. Đối với chúng tôi, những người là một chiếc máy thu hình mạch kín."

Thủ tướng Nam Triều Tiên Jung Hong Won cho biết nước ông sẵn sàng chuyển giao cho các nước khác những công nghệ nhằm ngăn chận thiên tai liên quan đến nguồn nước.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG