Liên Hiệp Quốc nói có hơn 1.000 người thiệt mạng tại Iraq trong tháng 5, làm cho tháng này trở thành tháng có nhiều người chết nhất tại Iraq kể từ năm 2008.
Dữ liệu của Phái bộ Viện trợ Liên Hiệp Quốc cho Iraq được công bố hôm thứ Bảy cho biết có thêm 2.400 người khác bị thương kể từ cuối tháng Tư, và nói thêm là trong số 10 người thiệt mạng có 9 người là thường dân. Trưởng phái bộ Martin Kobler mô tả con số mới là “một con số đau buồn” và kêu gọi chấm dứt ngay tức thì điều ông gọi là “việc đổ máu không thể chịu đựng nổi.”
Có hơn 1.700 người bị giết trong hai tháng qua gây nên những lo ngại hơn nữa về một cuộc chiến tranh giáo phái toàn diện, vào lúc các chiến binh của al-Qaida và Sunni thách thức chính phủ Shia của Thủ tướng Nouri al-Maliki.
Các nhà phân tích nói những tổ chức vũ trang Sunni dường như được tiếp thêm sinh lực bằng sự nổi loạn do người Sunni lãnh đạo tại nước láng giềng Syria, nơi phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Có nhiều tin tức về những chiến binh Iraq thuộc cả hai giáo phái vượt biên giới chiến đấu trong cuộc nội chiến Syria.
Bạo động giáo phái tại Iraq lên đến cao điểm vào giữa những năm 2000, tiếp sau việc tấn công vào nước này do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein. Tại đỉnh cao của bạo động, con số tử vong hàng tháng lên đến 3.000 người.
Dữ liệu của Phái bộ Viện trợ Liên Hiệp Quốc cho Iraq được công bố hôm thứ Bảy cho biết có thêm 2.400 người khác bị thương kể từ cuối tháng Tư, và nói thêm là trong số 10 người thiệt mạng có 9 người là thường dân. Trưởng phái bộ Martin Kobler mô tả con số mới là “một con số đau buồn” và kêu gọi chấm dứt ngay tức thì điều ông gọi là “việc đổ máu không thể chịu đựng nổi.”
Có hơn 1.700 người bị giết trong hai tháng qua gây nên những lo ngại hơn nữa về một cuộc chiến tranh giáo phái toàn diện, vào lúc các chiến binh của al-Qaida và Sunni thách thức chính phủ Shia của Thủ tướng Nouri al-Maliki.
Các nhà phân tích nói những tổ chức vũ trang Sunni dường như được tiếp thêm sinh lực bằng sự nổi loạn do người Sunni lãnh đạo tại nước láng giềng Syria, nơi phe nổi dậy đang tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Có nhiều tin tức về những chiến binh Iraq thuộc cả hai giáo phái vượt biên giới chiến đấu trong cuộc nội chiến Syria.
Bạo động giáo phái tại Iraq lên đến cao điểm vào giữa những năm 2000, tiếp sau việc tấn công vào nước này do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein. Tại đỉnh cao của bạo động, con số tử vong hàng tháng lên đến 3.000 người.