Hàng vạn người ở Hong Kong đã đánh dấu kỷ niệm 23 năm ngày xảy ra các cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn, và vụ đàn áp gây tử vong do chính quyền Trung Quốc phát động sau đó.
Những người biểu tình tổ chức đêm thắp nến hôm thứ Hai, hô to các khẩu hiệu “Dân chủ muôn năm!” và “Không bao giờ quên sự kiện 4 tháng Sáu.”
Hàng trăm người biểu tình cũng tập họp tại Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong và Đài Loan tương phản hẳn với tình hình tại Hoa lục, nơi lễ kỷ niệm biến cố Thiên an môn chưa bao giờ được cử hành công khai.
Thay vào đó, các nhà kiểm duyệt Internet Trung Quốc đã ngăn chặn việc tìm kiếm thông tin về ngày kỷ niệm này. Họ còn ngăn chặn cụm từ “thị trường chứng khoán Thượng Hải” sau khi chỉ số trên thị trường này sụt 64,89 điểm và các trang micro-blog Trung Quốc trở nên náo nhiệt với những giả thuyết liên quan tới tỷ lệ sụt giảm trên thị trường Thượng Hải. Các số liệu đó: 64,89 rõ ràng trùng hợp với vụ đàn áp xảy ra ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Sáng thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự “bất bình” với lời kêu gọi của Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho tất cả những ai bị giam cầm trong các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Trả lời câu hỏi của Ban tiếng Quan thoại đài VOA, Phát ngôn viên Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên rằng lời kêu gọi của Hoa Kỳ là một hành động can thiệp thô bạo vào nội bộ Trung Quốc, và là một tố cáo vô căn cứ đối với chính phủ Trung Quốc.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, binh sĩ Trung Quốc được xe tăng yểm trợ dẹp tan cuộc biểu tình của sinh viên tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. Vụ đàn áp bị toàn thế giới lên án, số người bị giết từ vài trăm đến vài ngàn người.
Chính phủ Trung Quốc vẫn xem biến cố Thiên an môn như một cuộc “nổi loạn phản cách mạng”và chưa bao giờ công nhận đã có hành vi sai trái trong cách đối phó với cuộc nổi dậy.
Đề tài này bị cấm trong giới truyền thông nhà nước, nhưng mặc dù đây là một đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc, một số nhà hoạt động vẫn tụ tập để kỷ niệm sự kiện này.
Những người biểu tình tổ chức đêm thắp nến hôm thứ Hai, hô to các khẩu hiệu “Dân chủ muôn năm!” và “Không bao giờ quên sự kiện 4 tháng Sáu.”
Hàng trăm người biểu tình cũng tập họp tại Đài Bắc, thủ đô của Đài Loan.
Các cuộc biểu tình ở Hong Kong và Đài Loan tương phản hẳn với tình hình tại Hoa lục, nơi lễ kỷ niệm biến cố Thiên an môn chưa bao giờ được cử hành công khai.
Thay vào đó, các nhà kiểm duyệt Internet Trung Quốc đã ngăn chặn việc tìm kiếm thông tin về ngày kỷ niệm này. Họ còn ngăn chặn cụm từ “thị trường chứng khoán Thượng Hải” sau khi chỉ số trên thị trường này sụt 64,89 điểm và các trang micro-blog Trung Quốc trở nên náo nhiệt với những giả thuyết liên quan tới tỷ lệ sụt giảm trên thị trường Thượng Hải. Các số liệu đó: 64,89 rõ ràng trùng hợp với vụ đàn áp xảy ra ngày 4 tháng 6 năm 1989.
Sáng thứ Hai, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ sự “bất bình” với lời kêu gọi của Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho tất cả những ai bị giam cầm trong các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Trả lời câu hỏi của Ban tiếng Quan thoại đài VOA, Phát ngôn viên Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các phóng viên rằng lời kêu gọi của Hoa Kỳ là một hành động can thiệp thô bạo vào nội bộ Trung Quốc, và là một tố cáo vô căn cứ đối với chính phủ Trung Quốc.
Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, binh sĩ Trung Quốc được xe tăng yểm trợ dẹp tan cuộc biểu tình của sinh viên tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn. Vụ đàn áp bị toàn thế giới lên án, số người bị giết từ vài trăm đến vài ngàn người.
Chính phủ Trung Quốc vẫn xem biến cố Thiên an môn như một cuộc “nổi loạn phản cách mạng”và chưa bao giờ công nhận đã có hành vi sai trái trong cách đối phó với cuộc nổi dậy.
Đề tài này bị cấm trong giới truyền thông nhà nước, nhưng mặc dù đây là một đề tài cấm kỵ tại Trung Quốc, một số nhà hoạt động vẫn tụ tập để kỷ niệm sự kiện này.