Bản phúc trình của Human Rights Watch nói rằng ông Ban đã tỏ ra ‘miễn cưỡng một cách rõ ràng” trong việc công khai làm áp lực đối với những nước vi phạm nhân quyền. Báo cáo nói ông Tổng thư ký đôi khi đã ‘đi quá mức đến độ mô tả các chính phủ áp bức một cách tốt đẹp’ và đặt sự tin tưởng không đúng vào khả năng sử dụng sức thuyết phục cá nhân khi giao dịch với các nhà lãnh đạo của Sudan, Miến Điện và Sri Lanka.
Tại một cuộc họp báo ở trụ sở Liên Hiệp Quốc, ông Philippe Bolopion của tổ chức Human Rights Watch nói rằng tổ chức của ông tin rằng vào thời điểm nay, ông Ban không xứng đáng được đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ trong chức vụ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
Ông Bolopion nói: “Theo quan điểm của chúng tôi muốn xứng đáng làm thêm một nhiệm kỳ nữa, ông phải có một đường lối cương quyết hơn, một đường lối nhất quán hơn nhiều khi phải ứng phó với những vấn đề cấp thiết về nhân quyền.”
Ông Bolopion nêu ra rằng khi ông Ban gặp chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào hồi tháng 11 năm ngoái, ông đã không thảo luận vấn đề nhân quyền. Khi nhân vật tranh đấu cho nhân quyền Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel hòa bình, ông đã không lên tiếng ca ngợi ông Lưu và cũng không kêu gọi phóng thích cho nhân vật này, mà lại còn tán dương tiến bộ kinh tế và sự tôn trọng nhân quyền của Trung Quốc.
Ông Bolopion nói tiếp: “Đấy là một cách công khai nói rằng ta đang làm một điều gì đó về những vụ vi phạm nhân quyền mà không mất mát gì. Vấn đề là đôi khi làm như thế không mang lại hiệu quả; nó có hiện quả với các chế độ sẵn sàng thay đổi và cần sự giúp đỡ nào đó. Nó không có tác dụng đối với những nước vi phạm hàng loạt không sử dụng hợp tác như một phương sách để giả vờ chứng tỏ rằng họ đang giải quyết những vấn đề này trong khi trên thực tế họ không làm như vậy.”
Phát ngôn viên Liên Hiệp Quốc Farhan Haq bác bỏ lời chỉ trích này và nói rằng ông Ban Ki-moon sử dụng tất cả các phương tiện mà ông có được, kể cả làm áp lực công khai, để quảng bá cho nhân quyền.
Ông Haq cho biết: “Trong mỗi một trường hợp cụ thể, ông tổng thư ký đã thực hiện quyết định sách lược một cách hữu hiệu nhất để bảo đảm sự tôn trọng nhân quyền và trách nhiệm. Ông đã áp dụng áp lực công cộng nơi nào ông coi là phương tiện có nhiều khả năng đạt được kết quả nhất. Và sổ sách chứng minh rằng ông tổng thư ký đã đạt được kết quả cả qua đường lối ngoại giao trầm lặng, lẫn qua áp lực công khai.”
Ông Haq viện dẫn các bài phát biểu của ông Ban tại Miến Điện và Trung Quốc, trong đó ông bênh vực cho nhân quyền. Ông Haq cũng nêu ra thành tích của ông tổng thư ký ở Sudan và lưu ý rằng ông tổng thư ký đã can thiệp với tư cách cá nhân để bênh vực cho một cặp đồng tính ở Malawi. Bản phúc trình của Human Rights Watch ghi nhận ông Ban đã phát biểu công khai về những vụ vi phạm ở Côte d’Ivoire, Tunisia, Turkmenistan và Uzbekistan.
Trong báo cáo thường niên công bố hôm qua, tổ chức Human Rights Watch đã gay gắt chỉ trích chính sách ‘ngoại giao trầm lặng’ của ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đối với các vấn đề nhân quyền. Theo tường trình của thông tín viên VOA Carolyn Weaver từ New York, các giói chức của tổ chức theo dõi nhân quyền này nói rằng không nên nhất thiết bầu lại nhà lãnh đạo Liên Hiệp Quốc vào một nhiệm kỳ thứ hai cuối năm nay.
Liên quan
Đọc nhiều nhất
1