Phúc trình mới của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch cho hay ở Ấn Độ, các nhà hoạt động xã hội dân sự làm việc trong những khu vực hẻo lánh do phe Maoist thống trị phải đối mặt với những mối đe dọa và tấn công từ các phần tử nổi dậy và cả từ chính quyền. Theo tường trình của thông tín viên Anjana Pasricha từ New Delhi, Human Rights Watch có trụ sở tại Mỹ nói thực trạng này đang làm cản trở việc vận chuyển viện trợ tới các vùng kém phát triển.
Báo cáo nhan đề “Giữa hai làn đạn” nói các nhà hoạt động nỗ lực đưa viện trợ phát triển đến các khu vực hẻo lánh ở miền đông và miền trung Ấn Độ thường bị cảnh sát nghi ngờ là thành phần có thiện cảm với phe Maoist và bị các phần tử nổi dậy nghi ngờ là làm mật báo cho cảnh sát.
Ở những vùng kém phát triển như Orissa, Jharkhand và Chhattisgarh, phiến quân Maoist chiếm ảnh hưởng trên khắp một lãnh thổ rộng lớn, chủ yếu là nơi sinh sống của các cộng đồng bộ tộc.
Giám đốc phụ trách khu vực Nam Á trong Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền, bà Meenakshi Ganguly, tố cáo cảnh sát đã đưa ra những cáo buộc hình sự chống lại những người đang nỗ lực giúp dân nghèo trong các khu vực này.
Bà Ganguly nói phía cảnh sát nhắm mục tiêu vào những người không chịu làm mật báo cho họ, và biện minh cho hành động của mình bằng cách cáo buộc những nhà hoạt động này là các ủng hộ viên của phe Maoist. Bà Ganguly cho biết:
"Hầu như trong tất cả các trường hợp mà chúng tôi ghi nhận đều có những cáo buộc nhắm vào các nhà hoạt động, một số cáo buộc rất nghiêm trọng như gây chiến, âm mưu chống nhà nước, kích động nổi loạn. Một số nhà hoạt động còn bị tra tấn trong thời gian bị cảnh sát giam giữ. Cũng có những người có cảm tình với lý tưởng của phe Maoist, nhưng điều đó không có nghĩa là họ dính líu vào các hoạt động tội phạm."
Trường hợp gây nhiều chú ý của công luận được ghi nhận trong báo cáo là vụ việc của một chuyên gia y tế công cộng hàng đầu hoạt động chăm sóc y tế ở Chattisgarh. Ông Binayak Sen bị tòa án của bang phạt tù chung thân vào năm 2010 vì tội kích động bạo loạn, một phán quyết khiến các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế kịch liệt phản đối. Năm ngoái, Tòa án Tối cao cho phép ông được bảo lãnh tại ngoại và nói rằng có cảm tình với phe Maoist không đồng nghĩa với việc kích động nổi loạn.
Vẫn theo phúc trình của Human Rights Watch, các nhà hoạt động cũng bị phe Maoist đe dọa, đặc biệt là nếu họ công khai các hành động ngược đãi của phe này. Bà Ganguly cho biết phiến quân chống lại các nhà hoạt động thực thi các chương trình viện trợ của chính phủ.
"Phe Maoist lo ngại về các ảnh hưởng quá mức của nhà nước thông qua hoạt động của các nhà hoạt động này. Các nhà hoạt động phải theo đường lối hết sức cẩn thận sao cho không gây mối thù địch với phe Maoist, bởi vì phe Maoist đôi khi cảnh cáo họ rằng: ‘Chúng tôi biết gia đình các người ở đâu, đừng có mà tỏ ra là một tay lãnh đạo trong những vùng này.’ Đó là những mối đe dọa mà họ phải đối mặt. "
Bản báo cáo cũng nêu ra các trường hợp những nhà hoạt động phải bỏ việc vì bị hăm họa từ cả hai phía.
Phúc trình kêu gọi chấm dứt sách nhiễu và nói rằng những nhà hoạt động là một cầu nối thiết yếu đến với những cộng đồng nghèo khó và bị cô lập ở một số khu vực nghèo nhất của Ấn Độ.
Ấn Độ gọi phong trào nổi dậy của phe Maoist tại miền Trung và miền Đông Ấn là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh nội bộ, và chính quyền thường nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải cải thiện tình hình phát triển trong các khu vực mà các phần tử nổi dậy đang cố thủ.
Báo cáo nhan đề “Giữa hai làn đạn” nói các nhà hoạt động nỗ lực đưa viện trợ phát triển đến các khu vực hẻo lánh ở miền đông và miền trung Ấn Độ thường bị cảnh sát nghi ngờ là thành phần có thiện cảm với phe Maoist và bị các phần tử nổi dậy nghi ngờ là làm mật báo cho cảnh sát.
Ở những vùng kém phát triển như Orissa, Jharkhand và Chhattisgarh, phiến quân Maoist chiếm ảnh hưởng trên khắp một lãnh thổ rộng lớn, chủ yếu là nơi sinh sống của các cộng đồng bộ tộc.
Giám đốc phụ trách khu vực Nam Á trong Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền, bà Meenakshi Ganguly, tố cáo cảnh sát đã đưa ra những cáo buộc hình sự chống lại những người đang nỗ lực giúp dân nghèo trong các khu vực này.
Bà Ganguly nói phía cảnh sát nhắm mục tiêu vào những người không chịu làm mật báo cho họ, và biện minh cho hành động của mình bằng cách cáo buộc những nhà hoạt động này là các ủng hộ viên của phe Maoist. Bà Ganguly cho biết:
"Hầu như trong tất cả các trường hợp mà chúng tôi ghi nhận đều có những cáo buộc nhắm vào các nhà hoạt động, một số cáo buộc rất nghiêm trọng như gây chiến, âm mưu chống nhà nước, kích động nổi loạn. Một số nhà hoạt động còn bị tra tấn trong thời gian bị cảnh sát giam giữ. Cũng có những người có cảm tình với lý tưởng của phe Maoist, nhưng điều đó không có nghĩa là họ dính líu vào các hoạt động tội phạm."
Trường hợp gây nhiều chú ý của công luận được ghi nhận trong báo cáo là vụ việc của một chuyên gia y tế công cộng hàng đầu hoạt động chăm sóc y tế ở Chattisgarh. Ông Binayak Sen bị tòa án của bang phạt tù chung thân vào năm 2010 vì tội kích động bạo loạn, một phán quyết khiến các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế kịch liệt phản đối. Năm ngoái, Tòa án Tối cao cho phép ông được bảo lãnh tại ngoại và nói rằng có cảm tình với phe Maoist không đồng nghĩa với việc kích động nổi loạn.
Vẫn theo phúc trình của Human Rights Watch, các nhà hoạt động cũng bị phe Maoist đe dọa, đặc biệt là nếu họ công khai các hành động ngược đãi của phe này. Bà Ganguly cho biết phiến quân chống lại các nhà hoạt động thực thi các chương trình viện trợ của chính phủ.
"Phe Maoist lo ngại về các ảnh hưởng quá mức của nhà nước thông qua hoạt động của các nhà hoạt động này. Các nhà hoạt động phải theo đường lối hết sức cẩn thận sao cho không gây mối thù địch với phe Maoist, bởi vì phe Maoist đôi khi cảnh cáo họ rằng: ‘Chúng tôi biết gia đình các người ở đâu, đừng có mà tỏ ra là một tay lãnh đạo trong những vùng này.’ Đó là những mối đe dọa mà họ phải đối mặt. "
Bản báo cáo cũng nêu ra các trường hợp những nhà hoạt động phải bỏ việc vì bị hăm họa từ cả hai phía.
Phúc trình kêu gọi chấm dứt sách nhiễu và nói rằng những nhà hoạt động là một cầu nối thiết yếu đến với những cộng đồng nghèo khó và bị cô lập ở một số khu vực nghèo nhất của Ấn Độ.
Ấn Độ gọi phong trào nổi dậy của phe Maoist tại miền Trung và miền Đông Ấn là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh nội bộ, và chính quyền thường nhấn mạnh tới nhu cầu cần phải cải thiện tình hình phát triển trong các khu vực mà các phần tử nổi dậy đang cố thủ.